logo

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về ngành nghề kinh doanh

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 10-06-2019 |
  • Tin tức , |
  • 2079 Lượt xem

Theo quy định của Pháp luật hiện hành thì các doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề không bị cấm đã được thông qua trước đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện trước khi kinh doanh (nếu có) tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh cụ thể. Bài viết này Luật Hùng Sơn tổng hợp lại một số câu hỏi thường gặp về ngành nghề kinh doanh để quý vị có thể nắm rõ hơn về quy định cũng như cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

lightbulb 07 câu hỏi thường gặp về ngành nghề kinh doanh

Ghi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp khi nào?

Theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP tại Điều 7 Khoản 1 thì doanh nghiệp phải ghi ngành nghề kinh doanh trong các trường hợp sau đây :

  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh
  • Đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh ở đâu?

Theo quy định cụ thể tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quý vị có thể xem chi tiết danh mục và nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam tại Phụ Lục I, Phụ Lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QQĐ-TTg.

 

Ghi mã ngành nghề kinh doanh thế nào mới đúng?

Doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trước. Sau đó, ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết đó phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn.

Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định ở văn bản nào?

Căn cứ theo Luật số 03/2016/QH14 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư 2014, hiện tại có 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14.

Những ngành nghề nào yêu cầu về vốn khi đăng ký kinh doanh?

Trường hợp pháp luật có quy định về ngành, nghề kinh doanh có vốn pháp định thì doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề tương ứng phải đáp ứng được mức vốn tối thiểu để đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề nhất định phải có Chứng chỉ hành nghề khi kinh doanh thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được những điều kiện về chứng chỉ hành nghề để thành lập và hoạt động.

Quý thành viên có thể tham khảo một số ngành, nghề yêu cầu về chứng chỉ hành nghề tại đây.

Những ngành, nghề kinh doanh nào giới hạn loại hình doanh nghiệp?

Theo quy định hiện hành, có một số ngành, nghề kinh doanh giới hạn loại hình doanh nghiệp tức là doanh nghiệp khi kinh doanh ngành, nghề đó phải thành lập theo loại hình doanh nghiệp nhất định.

Ví dụ : công ty Luật chỉ được thành lập dưới loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh.

Trên đây là Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về ngành nghề kinh doanh tại Việt nam được Luật Hùng Sơn chia sẻ. Hy vọng với bài viết này quý vị có thể nắm rõ hơn về quy định của các ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp mới hoạt động. Nếu còn thắc mắc hay có đóng góp ý kiến gì cho Luật Hùng Sơn xin vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn 1900.6518 hoặc Email : info@luathungson.com

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top