Năng lực pháp luật dân sự là gì? Đặc điểm năng lực pháp luật dân sự. Nội dung năng lực pháp luật dân sự. Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết sau.
Năng lực pháp luật dân sự là gì?
Căn cứ theo Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân như sau:
“Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”
Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Ngoài ra, tại Điều 17 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân như sau:
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao gồm:
– Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Năng lực pháp luật dân sự là gì
– Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
– Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Đặc điểm năng lực pháp luật dân sự
– Năng lực pháp luật dân sự ghi nhận trong các văn bản pháp luật
NLPLDS của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế – xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.
– Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật
Khoản 2 Điều 16 BLDS quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau”. NLPLDS của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lí do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc…). Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.
NLPLDS của cá nhân không đồng nghĩa với quyền dân sự chủ quan của cá nhân mà chỉ là tiền đề để cho công dân có các quyền dân sự cụ thể. Tuy nhiên, chủ thể không có khả năng hưởng quyền thì cũng không thể có quyền dân sự cụ thể được.
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân
Tuy nhiên Nhà nước không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác.
NLPLDS của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác. Điều 18 BLDS quy định: “NLPLDS của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”. Như vậy, NLPLDS của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Có hai dạng bị hạn chế sau: Năng lực pháp luật dân sự là gì
– Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được phép thực hiện các giao dịch dân sự cụ thể.
Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tính bảo đảm của năng lực pháp luật dân sự
Khả năng có quyền và nghĩa vụ vẫn chỉ tồn tại là những quyền khách quan mà pháp luật quy định cho các chủ thể. Để biến những “khả năng” này thành các quyền dân sự cụ thể cần phải có những điều kiện khách quan cũng như chủ quan. Những điều kiện khách quan là những điều kiện kinh tế, xã hội, những chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể. Thiếu những điều kiện kinh tế, pháp lí này, các quyền đó vẫn chỉ tồn tại dưới dạng “khả năng” mà không thể thành những quyền dân sự cụ thể được.
Nhà nước ta đang thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa tạo những điều kiện thuận lợi để phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế nhằm đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu của nhân dân. Đây là những cơ sở chính trị, kinh tế, pháp lí quan trọng nhằm phát huy hiệu quả của nền kinh tế thị trường đồng thời hạn chế những mặt trái của nó. Nhà nước tạo mọi điều kiện để bảo đảm năng lực pháp luật dân sự của công dân được thực hiện, biến những “khả năng” đó trở thành thực tế. Tạo ra hành lang pháp lí thông thoáng, mềm dẻo là tạo điều kiện cho khả năng biến năng lực pháp luật của cá nhân thành các quyền năng dân sự cụ thể. Năng lực pháp luật dân sự là gì
Nội dung năng lực pháp luật dân sự
Pháp luật ghi nhận khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cá nhân gọi là nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Nội dung của năng lực pháp luật dân sự phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Những quyền dân sự của cá nhân được ghi nhận ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng quan trọng nhất là Hiến pháp 2013 và được cụ thể hóa trong BLDS.
Điều 17 BLDS quy định nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân một cách vắn tắt, những quyền dân sự cụ thể của cá nhân được ghi nhận trong tất cả các phần của BLDS. Có thể chia quyền dân sự của cá nhân thành ba nhóm chính:
– Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản Năng lực pháp luật dân sự là gì
Các quyền nhân thân không gắn với tài sản gồm các quyền được quy định tại Điều 26 đến Điều 39 BLDS như: Quyền có họ, tên; Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình; Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình;…Bảo vệ, tôn trọng quyền nhân thân còn được ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng của BLDS (Điều 11 BLDS).
– Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản Năng lực pháp luật dân sự là gì
Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013, BLDS quy định tài sản thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị, bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác. Cá nhân chỉ bị hạn chế quyền sở hữu đối với các tài sản mà pháp luật quy định không thuộc quyền sở hữu tư nhân.
Công dân có quyền hưởng di sản thừa kế, để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
– Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó
Tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua các giao dịch dân sự (hành vi pháp lí đơn phương hoặc hợp đồng) là biện pháp quan trọng và thông dụng nhất làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự. Các quyền này được thể hiện trong các nguyên tắc của luật dân sự “tự do, tự nguyện cam kết” (Điều 3 BLDS) và được thể hiện cụ thể, chi tiết trong Phần thứ ba của BLDS. Ngoài ra, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể còn phát sinh từ các căn cứ khác (bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc không có ủy quyền…).
Phân biệt năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
TIÊU CHÍ | NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ | NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ |
Căn cứ pháp lý | Điều 16, Điều 17, Điều 18 Bộ luật Dân sự 2015 | Điều 19 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 |
Khái niệm | Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự | Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự |
Nội dung | – Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Năng lực pháp luật dân sự là gì
– Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản. – Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. |
– Khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền dân sự và thực hiện nghĩa vụ dân sự cụ thể;
– Khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình, bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp. |
Thời điểm phát sinh | Từ khi cá nhân sinh ra | Khi đạt đến một độ tuổi nhất định và có trí tuệ phát triển bình thường. Cá nhân hiểu và làm chủ được hành vi của mình khi xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về những hành vi đó. |
Thời điểm chấm dứt
|
Khi cá nhân chết đi | Khi có quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án. |
Đặc điểm | – Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
– Có tính liên tục. |
– Không phải cá nhân nào cũng có khả năng thực hiện, xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự giống nhau.
– Có thể gián đoạn hoặc bị mất đi. |
Hạn chế | Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp áp dụng hình phạt hình sự bổ sung hoặc biện pháp xử lý vi phạm hành chính như cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tước danh hiệu quân nhân….
Việc hạn chế này chỉ có thể do Tòa án hoặc cơ quan hành chính quyết định theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Năng lực pháp luật dân sự là gì |
– Mất năng lực hành vi dân sự: Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;… được Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
– Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự; được Tòa án ra quyết định tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. – Hạn chế năng lực hành vi dân sự: người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình được Tòa án ra quyết định tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. |
Trên đây là những vấn đề liên quan đến năng lực pháp luật dân sự là gì mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp cần hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn vui lòng liên hệ qua hotline 19006518 để chúng tôi hỗ trợ kịp thời.