Tìm hiểu giấy phép quảng cáo là gì?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 24-12-2022 |
  • Giấy phép , |
  • 277 Lượt xem

Quảng cáo là một hoạt động truyền thông tin từ đơn vị sản xuất, cung cấp dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau để người tiêu dùng biết về sản phẩm, dịch vụ. Đối với một số sản phẩm, dịch vụ (chủ yếu là các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, dịch vụ khám chữa bệnh…) khi quảng cáo cần phải có giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo để đảm bảo các nội dung quảng cáo là chính xác, không cường điệu, nói sai sự thật,…nhằm đảo bảo lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng. Vậy giấy phép quảng cáo là gì? Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết dưới đây.

Quảng cáo

Giấy phép quảng cáo là gì?

Trong các văn bản pháp luật không có quy định hay thuật ngữ nào nói đến “giấy phép quảng cáo”, tuy nhiên, đây lại là thuật ngữ dùng phổ biến trong thực tế nên chúng ta thống nhất dùng thuật ngữ này để mọi người cùng hiểu. 

Giấy phép quảng cáo thực tế là Giấy Xác Nhận Nội Dung Quảng Cáo được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với từng sản phẩm. Theo đó, trước khi tiến hành quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, doanh nghiệp sản xuất, phân phối các sản phẩm cần phải nộp hồ sơ xin phép đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xác nhận các nội dung dự định quảng cáo là chính xác, hợp pháp, minh bạch. 

Doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo chỉ có thể bắt đầu quảng cáo sau khi được cấp giấy phép quảng cáo. Giấy phép quảng cáo cũng là một bằng chứng xác thực về chất lượng của sản phẩm vì đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt một cách kỹ lưỡng.

Giấy phép quảng cáo - luật hùng sơn

Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo?

Như đã nói ở trên, các mặt hàng, dịch vụ cần phải có giấy phép quảng cáo chủ yếu là các sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng,…

Mỗi loại hàng hóa, dịch vụ nêu trên sẽ có các cơ quan quản lý khác nhau, các cơ quan quản lý lĩnh vực nào sẽ chịu trách nhiệm xem xét và cấp giấy phép quảng cáo cho các lĩnh vực mà mình quản lý, cụ thể:

  • Cục Quản Lý Dược cấp giấy phép quảng cáo cho nội dung quảng cáo về thuốc;
  • Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm cấp giấy phép quảng cáo cho nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa và dinh dưỡng dùng cho trẻ em;
  • Cục Quản Lý Khám, Chữa Bệnh cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của cơ sở khám chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp phép hoạt động;
  • Cục Quản Lý Y Dược Cổ Truyền, là nơi xem xét hồ sơ xin giấy phép quảng cáo cho dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của cơ sở khám chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động;
  • Cục Quản Lý Môi Trường Y Tế chịu trách nhiệm xem xét và cấp giấy phép quảng cáo hóa chất, lĩnh vực chế phẩm diệt côn trùng diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
  • Cụ Quản Lý Trang Thiết Bị và Công Trình Y Tế chịu trách nhiệm cấp giấy phép nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế;
  • Sở Y Tế các tỉnh/thành phố: là đơn vị xem xét và cấp giấy phép quảng cáo Mỹ phẩm cho các doanh nghiệp đứng tên trên phiếu công bố mỹ phẩm có trụ sở chính đặt tại địa bàn thuộc quản lý của Sở Y tế.

Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo?

Các sản phẩm, dịch vụ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người một cách trực tiếp, gián tiếp đều phải xin giấy phép nội dung quảng cáo trước khi tiến hành quảng cáo, cụ thể:

  • Các sản phẩm dược phẩm, thuốc dùng cho người;
  • Các sản phẩm mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người;
  • Sữa và các sản phẩm dinh dưỡng;
  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
  • Hóa chất và các chế phẩm;
  • Dịch vụ khám chữa bệnh, bao gồm: khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, giải phẫu thẩm mỹ và phục hồi chức năng…;
  • Dịch vụ cung cấp trang thiết bị y tế;
  • Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu bảo vệ thực vật;
  • Thuốc cho thú ý, vật tư thú y;
  • Phân bón, chế phẩm sinh học.

Giấy phép quảng cáo

Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo – Luật Hùng Sơn

Điều kiện để xin giấy phép quảng cáo cho từng lĩnh vực cụ thể là gì?

Điều kiện xin cấp giấy phép quảng cáo về thuốc

  • Có văn bản đề nghị xin chấp thuận nội dung quảng cáo thuốc;
  • Doanh nghiệp phải có giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Thuốc phải thuộc danh mục thuốc không kê đơn và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc (thuốc kê đơn không được quảng cáo);
  • Đối với quảng cáo có âm thanh về thuốc qua phương tiện truyền thông (tivi, đài phát thanh, ứng dụng mạng xã hội,…) thì thuốc phải có hoạt chất nằm trong danh mục hoạt chất thuốc và dược liệu được quảng cáo trên báo nói, báo hình;
  • Sản phẩm Thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y Tế phê duyệt.

Điều kiện xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm

  • Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong đó có ngành nghề sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm hoặc dịch vụ quảng cáo;
  • Phải cung cấp nội dung, hình thức dự định quảng cáo. Trong đó, bắt buộc phải có những nội dung sau:
  • tính năng, công dụng của mỹ phẩm; 
  • tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm sản phẩm quảng cáo ra thị trường;
  • cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế. 
  • Nội dung không được phép có thông tin gây hiểu lầm sản phẩm quảng cáo là thuốc.
  • Có phiếu công bố mỹ phẩm mỹ phẩm (còn thời hạn) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp:
  • Cục Quản Lý Dược đối với mỹ phẩm nhập khẩu; hoặc 
  • Sở Y Tế đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước
  • Giấy ủy quyền: thông tin bên ủy quyền, nội dung ủy quyền phải được nêu rõ cho phép bên được ủy quyền được quảng cáo;
  • Cam kết sử dụng hình ảnh, lời nói, thông tin quảng cáo đúng với đơn xin phép quảng cáo;
  • Nội dung cam kết cho phép đơn vị quảng cáo sử dụng hình ảnh, lời nói của cá nhân trong nội dung xin phép quảng cáo.

Điều kiện xin giấy phép quảng cáo sữa

  • Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh liên quan tới y tế;
  • Nội dung xin phép quảng cáo sản phẩm sản xuất trong nước cần phải có chứng nhận tiêu chuẩn, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Sản phẩm nhập khẩu cần phải có giấy phép chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
  • Nội dung xin phép quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng phải phù hợp với giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố;
  • Quảng cáo phải có nội dung: tên sản phẩm, tên địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm ra thị trường;
  • KHÔNG ĐƯỢC quảng cáo (i) sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; (ii) sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi; (iii) bình vú và vú ngậm nhân tạo (Khoản 4 Điều 7 Luật Quảng cáo);
  • Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải bảo đảm ngắn gọn, thông dụng, đúng quy định tại Điều 18 của Luật Quảng Cáo. Cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải đảm bảo tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vntime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.

Điều kiện xin giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm chức năng:

  • Phải có giấy phép ĐKKD với ngành nghề kinh doanh phù hợp;
  • Phải có giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm và bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Điều kiện xin giấy phép quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn

  • Có giấy phép ĐKKD với ngành nghề kinh doanh liên quan tới y tế;
  • Phải có giấy phép đăng ký lưu hành sản phẩm do Bộ Y tế cấp và còn hiệu lực;
  • Nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn phải phù hợp với giấy phép đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.

Điều kiện xin giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện, phòng khám đa khoa

  • Có giấy phép đăng ký kinh doanh với ngành nghề phù hợp;
  • Có giấy phép hoạt động được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Có tài liệu chứng minh về sự hợp quy của sản phẩm, dịch vụ theo quy định;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản (nếu có);
  • Quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế, giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực;
  • Tên địa chỉ cơ sở khám chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động;
  • Hoạt động trong phạm vi chuyên môn kỹ thuật hoặc chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Điều kiện xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế

  • Có giấy phép ĐKKD với ngành nghề kinh doanh liên quan tới y tế;
  • Giấy phép lưu hành đối với các thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với các thiết bị y tế nhập khẩu.

Văn bản xin phép phải có các nội dung sau đây:

  • Tên trang thiết bị y tế, chủng loại, nhà sản xuất, nước sản xuất;
  • Tính năng, tác dụng, hướng dẫn sử dụng, nước sản xuất;
  • Tên địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm ra thị trường.

Điều kiện xin giấy phép quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật và/hoặc các chế phẩm vi sinh, thuốc thú y, vật tư thú y

  • Doanh nghiệp xin phép phải có giấy đăng ký kinh doanh và ngành nghề kinh doanh liên quan tới y tế;
  • Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, các nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải phù hợp với giấy phép đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
  • Nội dung quảng cáo sinh vật, vi sinh vật có ích dùng trong thuốc bảo vệ thực vật phải phù hợp với Giấy phép kiểm dịch thực vật;
  • Nội dung quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải phù hợp với giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
  • Quảng cáo các loại thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y phải có các nội dung:
  • Tên thuốc bảo vệ thực vật, các nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y;
  • Tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản;
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm ra thị trường.

Điều kiện cấp phép quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt

  • Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh liên quan tới y tế;
  • Nội dung quảng cáo các loại phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi phải phù hợp với giấy phép chất lượng sản phẩm;
  • Quảng cáo các loại phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, vật nuôi phải có nội dung:
  • Tên phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, giống cây trồng
  • Nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu trong chế biến
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm ra thị trường.

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo bao gồm những gì?

Như đã phân tích ở trên, có nhiều cơ quan quản lý khác nhau phụ trách cấp phép cho từng loại sản phẩm, dịch vụ, do vậy, chúng ta cần phải xác định được 2 vấn đề cơ bản sau trước khi nộp hồ sơ:

  • Sản phẩm, dịch vụ quảng cáo của mình thuộc sự quản lý của cơ quan nào?
  • Loại hình, nội dung quảng cáo dự định thực hiện là gì? Bởi lẽ, mỗi nội dung và loại hình quảng cáo sẽ cần nộp tài liệu, hồ sơ khác nhau.

Xin được lưu ý rằng, việc kiểm duyệt, xem xét hồ sơ xin xác nhận nội dung quảng cáo sẽ rất nghiêm ngặt, do vậy, chúng ta cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng, đầy đủ tài liệu.

Luật Hùng Sơn xin được tổng hợp danh mục hồ sơ chi tiết đối với một số giấy phép quảng cáo như sau:

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh, trang thiết bị y tế, thực phẩm, hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế gồm:

Stt Tên tài liệu
1 Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo
2 Đăng ký kinh doanh của đơn vị quảng cáo
3 Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp (Bản công chứng) 

Áp dụng với: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tư nhân, doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế tư nhân

4 Tiêu chuẩn cơ sở và giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan y tế có thẩm quyền (Bản công chứng)

Áp dụng với: thực phẩm phải công bố tiêu chuẩn

5 Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn (bản công chứng)

Áp dụng với: Thực phẩm phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

6 Tài liệu xác minh nội dung quảng cáo, bao gồm các tài liệu về kỹ thuật do nhà sản xuất ban hành đã được cơ quan quản lý trang thiết bị y tế của nước sản xuất chấp nhận hoặc các cơ sở lâm sàng, các viện nghiên cứu được Bộ Y tế Việt Nam ủy quyền thử nghiệm chấp nhận (Bản công chứng)

Áp dụng với: trang thiết bị y tế

7 Giấy ủy quyền của đơn vị sở hữu bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm quảng cáo (đối với đơn vị được ủy quyền thực hiện quảng cáo)
8 Sản phẩm quảng cáo ghi trong băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh, đĩa mềm hoặc các vật liệu khác, maket quảng cáo
Lưu ý: Các tài liệu có trong bộ hồ sơ đăng ký xin cấp giấy phép quảng cáo phải thể hiện bằng tiếng Việt 100%; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài cần phải được dịch sang tiếng Việt có công chứng.

Hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc dùng cho người:

Stt Tên tài liệu
1 Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo
2 Đăng ký kinh doanh của đơn vị quảng cáo
3 Hình thức, nội dung quảng cáo thuốc dùng cho người
4 Tài liệu xác minh nội dung quảng cáo 
5 Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị quảng cáo sản phẩm thuốc của công ty sở hữu số đăng ký lưu hành thuốc do Bộ Y tế cấp thì phải có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý cho phép quảng cáo của công ty đó
6 Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt
Lưu ý: Các tài liệu có trong bộ hồ sơ đăng ký xin cấp giấy phép quảng cáo phải thể hiện bằng tiếng Việt 100%; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài cần phải được dịch sang tiếng Việt có công chứng.

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người gồm:

Stt Tên tài liệu
1 Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo
2 Đăng ký kinh doanh của đơn vị quảng cáo
3 Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm 
4 Tài liệu hợp lệ, tin cậy chứng minh cho tính năng, công dụng của sản phẩm trong trường hợp nội dung quảng cáo mỹ phẩm nêu tính năng, công dụng của sản phẩm không có trong nội dung của Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp số tiếp nhận
5 Nội dung xin quảng cáo sơ bộ:

Ví dụ: Maket, bài viết, TVC, Tờ rơi…v.v

6 Mẫu nhãn hoặc hình ảnh sản phẩm mỹ phẩm
7 Cam kết sử dụng hình ảnh (nếu có)
8 Giấy tờ khác phụ thuộc vào từng hồ sơ khi thực hiện xin giấy phép quảng cáo
Lưu ý: Các tài liệu có trong bộ hồ sơ đăng ký xin cấp giấy phép quảng cáo phải thể hiện bằng tiếng Việt 100%; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài cần phải được dịch sang tiếng Việt có công chứng.

Hồ sơ đăng ký quảng cáo vắc xin, sinh phẩm y tế:

Stt Tên tài liệu
1 Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo
2 Đăng ký kinh doanh của đơn vị quảng cáo
3 Hình thức, nội dung quảng cáo vắc xin, sinh phẩm y tế. Nếu quảng cáo trên đài truyền hình, đài phát thanh thì phải gửi băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh. Nếu quảng cáo trên báo in, báo điện tử thì phải gửi maket quảng cáo
4 Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với vắc xin, sinh phẩm dự định quảng cáo do Bộ Y tế cấp
5 Tài liệu xác minh nội dung quảng cáo
Lưu ý: Các tài liệu có trong bộ hồ sơ đăng ký xin cấp giấy phép quảng cáo phải thể hiện bằng tiếng Việt 100%; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài cần phải được dịch sang tiếng Việt có công chứng.

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo cho thực phẩm chức năng

Stt Tên tài liệu
1 Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo
2 Đăng ký kinh doanh của đơn vị quảng cáo
3 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo)
4 Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo)
5 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, đĩa mềm kèm theo 02 bản kịch bản (đ­ược đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) đối với xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình, điện ảnh, phát thanh
6 02 bản ma-ket nội dung dự kiến quảng cáo (đ­ược đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) và kèm theo file mềm ghi nội dung đăng ký quảng cáo đối với quảng cáo trên báo viết, tờ rơi, pốt-x-tơ (poster), áp phích hoặc in ấn trên vật dụng khác, quảng cáo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng thông tin điện tử của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, internet
7 Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận
8 Mẫu nhãn sản phẩm đã đ­ược cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo)
Lưu ý: Các tài liệu có trong bộ hồ sơ đăng ký xin cấp giấy phép quảng cáo phải thể hiện bằng tiếng Việt 100%; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài cần phải được dịch sang tiếng Việt có công chứng.

Quy trình xin giấy phép quảng cáo chuẩn nhất

  1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý phù hợp với sản phẩm, dịch vụ cần xác nhận nội dung quảng cáo;
  2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc (thực tế thường sẽ lâu hơn, khoảng 20 ngày làm việc), cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thẩm định và trả kết quả.
  1. Trường hợp không đồng ý nội dung quảng cáo của doanh nghiệp hoặc yêu cầu bổ sung, sửa đổi, cơ quan tiếp nhận sẽ có văn bản nêu rõ lý do. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu bổ sung, sửa đổi 01 lần.
  2. Trong thời hạn 10 ngày (làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung), cơ quan thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc (kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung) nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ xem như không còn giá trị;
  1. Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo có trách nhiệm thông báo công khai lên tên, sản phẩm của doanh nghiệp đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm lên trên trang thông tin điện tử (website) của mình và trên cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm;
  2. Tổ chức, cá nhân đăng ký xin cấp giấy phép quảng cáo nộp lệ  phí thẩm định hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Dịch vụ xin giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo ở đâu rẻ nhất hiện nay?

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật về quảng cáo, Luật Hùng Sơn đã trực tiếp thực hiện tư vấn, nộp hồ sơ, xin giấy phép cho hàng trăm nhãn hàng, qua đó đúc rút được những kinh nghiệm để tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho doanh nghiệp khi muốn thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo.

Sử dụng dịch vụ xin giấy phép xác nhận nội dung của quảng cáo Luật Hùng Sơn sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí hợp lý. Khách hàng sẽ có giấy phép quảng cáo cho mọi lĩnh vực một cách nhanh nhất mà không cần phải lo lắng về các thủ tục, giấy tờ khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép quảng cáo trọn gói của Luật Hùng Sơn.

Mọi thắc mắc về dịch vụ xin giấy phép quảng cáo, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0964509555 hoặc email: giayphep@luathungson.vn để được hỗ trợ về dịch vụ.

Xin giấy phép quảng cáo - luật hùng sơn

Đội ngũ luật sư trẻ, tài năng của Luật Hùng Sơn

Quy trình cung cấp dịch vụ xin giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo của Luật Hùng Sơn

  1. Tiếp nhận thông tin, yêu cầu của khách hàng;
  2. Xem xét thông tin tài liệu khách hàng cung cấp;
  3. Tư vấn chi tiết phương án triển khai, giải đáp thắc mắc;
  4. Lập checklist chi tiết hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị và phối hợp với khách hàng chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép quảng cáo bao gồm: soạn thảo hồ sơ, hỗ trợ công chứng, dịch thuật các giấy tờ liên quan;
  5. Hoàn thiện hồ sơ làm giấy phép quảng cáo;
  6. Đại diện khách hàng nộp và theo dõi hồ sơ xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
  7. Nhận kết quả là giấy xác nhận nội dung quảng cáo tại cơ quan thẩm quyền và gửi lại cho khách hàng.

Một số vấn đề khách hàng thường thắc mắc khi xin giấy phép quảng cáo

Thời hạn sử dụng của giấy xác nhận nội dung quảng cáo là bao lâu?

Hiện tại, pháp luật chưa quy định cụ thể thời hạn sử dụng của giấy phép quảng cáo là bao lâu, mà mỗi loại sản phẩm sẽ có thời gian hiệu lực khác nhau, cụ thể:

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hết hiệu lực sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Thuốc có số đăng ký đã hết hạn;
  • Thuốc bị rút số đăng ký hoặc thuốc bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng;
  • Thay đổi thông tin về chỉ định, chống chỉ định hay liều lượng dùng của thuốc.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm hết hiệu lực sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Số tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm đã hết hiệu lực;
  • Mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi hoặc bị rút số tiếp nhận  hồ sơ công bố;
  • Thay đổi thông tin về ảnh hưởng đến tính an toàn và chất lượng của mỹ phẩm.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm, sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ hết hiệu lực sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hết hiệu lực;
  • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Dịch vụ cung cấp sản phẩm và hàng hóa.có những thay đổi về thành phần hoặc công dụng;
  • Dịch vụ cung cấp sản phẩm và hàng hóa bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng hết hiệu lực sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Giấy phép đăng ký lưu hành hóa chất, các chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế hết hiệu lực;
  • Dịch cung cấp sản phẩm và hàng hóa bị ngừng lưu hành hoặc bị thu hồi;
  • Dịch vụ cung cấp sản phẩm và hàng hóa có nội dung sửa đổi, bổ sung về thành phần, công dụng hoặc thông tin có khác ảnh hưởng đến tính an toàn của sản phẩm so với giấy phép đăng ký lưu hành đã được Bộ Y tế cấp còn hiệu lực.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế hết hiệu lực sử dụng trong các trường hợp sau:

Quảng cáo
  • Giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép đăng ký lưu hành sản phẩm, hàng hóa hết hiệu lực;
  • Dịch vụ cung cấp sản phẩm và hàng hóa bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hết hiệu lực sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Cơ sở cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động;
  • Cơ sở cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
  • Cơ sở cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được cấp lại giấy phép hoạt động do thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn có liên quan đến dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo.

Chế tài phạt khi không có giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo

Nếu quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ phải xin giấy phép quảng cáo mà doanh nghiệp không thực hiện thì sẽ bị áp dụng các chế tài phạt theo quy định tại Điều 49 Nghị định 38/2021/ NĐ-CP  Quy Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Văn Hóa và Quảng Cáo, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trước khi có giấy phép
  • Hình thức xử phạt bổ sung: tước giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 -03 tháng đối với hành vi phạm lần 1 và 06 tháng cho vi phạm 02 lần trở lên.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc buộc thu hồi xuất bản phẩm, tạp chí in quảng cáo..

Tra cứu giấy phép quảng cáo tại Cục vệ sinh an toàn thực phẩm  như thế nào?

Việc tra cứu giấy phép quảng cáo đối với các sản phẩm dịch vụ thuộc sự quản lý của Cục VSATTP sẽ được thực hiện theo các trình tự như sau:

Tra cứu trên tài khoản đăng ký của doanh nghiệp

Cách này được sử dụng cho các doanh nghiệp làm đăng ký giấy phép quảng cáo cho doanh nghiệp của mình.

Khi nộp hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp sẽ phải lập một tài khoản trên cổng thông tin của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế: http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn.

Sau khi được cấp giấy phép, nếu muốn tra cứu các thông tin như:  số giấy phép, ngày cấp, nội dung, doanh nghiệp chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của mình. Sau đó, chọn phần hồ sơ đã trả lời kết quả, hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ thông tin về các giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng mà doanh nghiệp đã được cấp.

Nội dung hiển thị bao gồm:

  • Mã hồ sơ tiếp nhận
  • Số xác nhận quảng cáo,
  • Ngày trả kết quả trực tuyến,
  • Tên sản phẩm và phương tiện quảng cáo.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tải Giấy phép bản mềm tại cột cuối cùng của bảng thông tin.

Tra cứu trực tiếp trên cổng thông tin http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn.

Đây là cách tra cứu mà người dùng có thể sử dụng để tra cứu tình trạng pháp lý về quảng cáo sản phẩm mà mình quan tâm.

Bạn có thể trực tiếp tra cứu trên cổng thông tin của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.

Đối với hình thức tra cứu này doanh nghiệp/ người dùng không cần đăng nhập tài khoản, chỉ cần truy cập vào trang web http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn.

Sau khi truy cập vào trang web nói trên, bạn chọn mục “tra cứu”. Tại ô tìm kiếm, gõ tên doanh nghiệp hoặc tên sản phẩm (gõ chính xác) để xem kết quả tìm kiếm. Sau đó, kết quả sẽ được hiển thị ngay trên màn hình và bạn đã có thể nhìn thấy kết quả tra cứu về vấn đề, sản phẩm mà bạn quan tâm.

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HÙNG SƠN VÀ CỘNG SỰ

Hotline: 0964509555 (Zalo)

Email: info@luathungson.vn

Website: https://luathungson.vn 

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn