Đất ở nông thôn là gì? Đất luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Có nhiều loại đất khác nhau vậy đất ở tại nông thôn là gì? Các vấn đề liên quan đến đất ở nông thôn? Dưới đây Luật Hùng Sơn sẽ gửi đến quý bạn đọc chi tiết về đất ở nông thôn.
Đất ở nông thôn là gì?
Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất ở tại các khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại thuộc xã quản lý.
Theo quy định tại Điều 143 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:
“Điều 143. Đất ở tại nông thôn
- Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
- Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp”.
Tóm lại, đây được hiểu là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đất ở nông thôn được xây mấy tầng?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 79 Luật xây dựng 2014 có quy định về yêu cầu đối với thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ với nội dung cụ thể như sau:
“a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều này;
- b) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.”
Cụ thể thì khoản 3 Điều 79 Luật xây dựng 2014 quy định nội dung sau đây:
Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.”
Như vậy, ta hiểu rằng, đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét thì các hộ gia đình sẽ được tự thiết kế nhưng các chủ thể cần phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và các chủ thể đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận. Còn đối với những trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ với quy mô lớn hơn trường hợp được nêu cụ thể bên trên thì hộ gia đình phải thuê cá nhân, đơn vị có năng lực thiết kế xây dựng và thực hiện đúng các thủ tục theo đúng các quy định pháp luật thực hiện.
Hạn mức đất ở nông thôn là gì?
Chúng ta có thể hiểu, hạn mức đất ở nông thôn là diện tích đất mà các chủ thể là những hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng tối đa được nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ các chủ thể là những người khác do khai hoang phục hóa. Hạn mức đất ở nông thôn này được ban hành nhằm mục đích để khống chế diện tích đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao cho cá nhân và hộ gia đình sử dụng.
Đây cũng là cơ sở pháp lý để nhằm mục đích có thể thông qua đó giới hạn diện tích đất được phép sử dụng của cá nhân, hộ gia đình mà quyền sử dụng đất được hình thành từ việc Nhà nước giao đất.
Đất ở tại nông thôn có phải đất thổ cư không?
Tên gọi đất thổ cư chỉ là tên gọi truyền thống để chỉ đất ở. Tuy nhiên, đất thổ cư không phải là đất ở tại nông thôn. Hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn về bản chất. Đất thổ cư được hiểu là đất ở bao gồm đất ở nông thôn và đất ở đô thị. Còn đất ở tại nông thôn chỉ được hiểu là đất ở thuộc khu vực nông thôn. Tuy nhiên, vì tên gọi đất thổ cư chỉ là thuật ngữ chung mà người dân hay thường sử dụng cho đất ở, nên nhiều người vẫn hay nhầm tưởng bởi hai loại đất này.
Đất ở chỉ dùng để làm nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của mỗi cá nhân trong đời sống xã hội gắn liền với ngôi nhà trên cùng mảnh đất đó đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công nhận.
Quy định về đất ở nông thôn là gì?
Đất ở nông thôn được quy định như sau:
- Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
- Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến đất ở nông thôn mà Luật Hùng Sơn gửi đến quý độc giả. Trường hợp quý khách cần tư vấn chi tiết hơn liên hệ hotline 19006518 để được hỗ trợ kịp thời.
- Thủ tục giải quyết tài sản sau ly hôn - 06/06/2023
- Những lần đổi tên của Căn cước công dân - 04/06/2023
- Chiếm hữu là gì? Bảo vệ việc chiếm hữu như thế nào? - 04/06/2023