Chủ quyền quốc gia là gì? Chủ quyền quốc gia bao hàm những nội dung như thế nào? Hãy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu nhé.
Chủ quyền quốc gia là gì?
Chủ quyền quốc gia được định nghĩa là quyền được làm chủ đối với quốc gia, là một thuộc tính chính trị – pháp lý không thể tách rời ra khỏi quốc gia. Chủ quyền quốc gia gồm có nhiều nội dung, trong đó có những quyền cơ bản là quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết định cáccông việc của quốc gia, quyền độc lập trong các quan hệ đối ngoại.
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì?
Chủ quyền lãnh thổ của quốc gia là quyền lực tối cao trong chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…của quốc gia đó đối với tất cả phần diện tích thuộc quyền sử dụng, quản lý, chiếm hữu, sở hữu hợp pháp của mình, bao gồm nhưng sẽ không hạn chế tại vùng đất, vùng trời, vùng biển và các vùng lãnh thổ đặc biệt.
Chủ quyền quốc gia bao gồm những yếu tố nào?
Một quốc gia được coi là có chủ quyền quốc gia khi mà đáp ứng bốn yếu tố sau đây:
Một là, có lãnh thổ được xác định: đây là dấu hiệu cơ bản nhất để hình thành quốc gia. Không có sự tồn tại lãnh thổ thì không thể có một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia được định nghĩa là một phần của trái đất và được xem là cơ sở vật chất cho sự tồn tại cũng như phát triển của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là ranh giới để xác định về chủ quyền quốc gia đối với dân cư của mình. Vấn đề về kích thước lãnh thổ rộng hay hẹp, địa hình thuận lợi hoặc là bất lợi đều không có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại hay mất đi của danh nghĩa quốc gia.
Hai là, phải có cộng đồng dân cư ổn định: Theo nghĩa rộng thì, dân cư của một quốc gia là tất cả những người sinh sống trên vùng lãnh thổ một quốc gia nhất định và tuân theo pháp luật của nhà nước này. Theo nghĩa hẹp thì, dân cư dùng để chỉ toàn bộ những người có quốc tịch của quốc gia đó. Mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa nhà nước và cộng đồng dân cư của quốc gia chủ yếu thông qua chế định về quốc tịch.
Ba là, có chính phủ với tư cách là người đại diện cho một quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Chính phủ này phải là một chính phủ thực thi hiệu quả về quyền lực nhà nước trên phần lớn hay là toàn bộ lãnh thổ quốc gia theo một cách độc lập, không bị chi phối và bị khống chế bởi các quốc gia khác.
Bốn là, có khả năng độc lập tham gia vào những quan hệ pháp luật quốc tế: “khả năng” này có được xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực hiện những chức năng đối ngoại của mình. Quốc gia phải có một khả năng thiết lập và thực hiện những quan hệ đối ngoại trong cả mặt thể hiện vai trò một chủ thể của luật quốc tế, có khả năng về chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội để có thể thực hiện các quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia mà những quốc gia khác không có quyền can thiệp, đồng thời quốc gia đó phải tôn trọng và thực thi đầy đủ những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế khi tham gia vào những quan hệ quốc tế.
Xây dựng bảo vệ chủ quyền quốc gia
Nội dung của việc xây dựng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam gồm có:
- Xây dựng và phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại cũng như quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Xác lập và bảo vệ các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Việt Nam trên mọi mặt của chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia.
- Bảo vệ cho sự toàn vẹn của toàn lãnh thổ đất nước, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải cùng với lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam; đấu tranh làm thất bại cho mọi âm mưu và hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền và xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam.
- Bảo vệ cho sự thống nhất lãnh thổ của đất nước, thống nhất về các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Đấu tranh để làm thất bại mọi hành động chia cắt trong lãnh thổ Việt Nam; mọi âm mưu, mọi thủ đoạn của các thế lực thù địch cả bên trong lẫn bên ngoài làm phá hoại về quyền lực tối cao của Việt Nam.
Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia luôn gắn bó chặt chẽ và đặt trong tổng thể chiến lược về bảo vệ Tổ quốc. Làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia chính là trực tiếp góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật Hùng Sơn về vấn đề chủ quyền quốc gia là gì? Hi vọng với những thông tin trên là hữu ích với bạn đọc. Trường hợp cần tư vấn các vấn đề pháp lý, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6518 để được giải đáp