Biên giới quốc gia là gì? Biên giới quốc gia là ranh giới về mặt địa lý của một quốc gia, ranh giới này được thiết lập thông qua các thỏa thuận của quốc gia đó với các quốc gia tiếp giáp địa lý. Biên giới quốc gia bao gồm các biên giới trên đất liền, trên biển (nếu quốc gia đó tiếp giáp biển), dưới lòng đất và trên không.
Biên giới quốc gia là gì?
Biên giới quốc gia Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng dựa theo đường đó để xác định giới hạn vùng lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, vùng lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 1 Luật Biên giới quốc gia 2003.
Xác định biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia Việt Nam được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định, trong đó bao gồm các bộ phận cấu thành (Theo Điều 5 Luật Biên giới quốc gia 2003) như sau:
- Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống các mốc quốc giới.
- Biên giới quốc gia trên biển xác định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
- Biên giới quốc gia vùng lòng đất là mặt đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
Ranh giới quốc gia trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
- Biên giới quốc gia trên không là mặt đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
Chế độ pháp lý về biên giới quốc gia
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với biên giới quốc gia Việt Nam được (Theo Điều 14 Luật Biên giới quốc gia 2003) như sau:
– Xê dịch, phá hoại các mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối được dùng để làm biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;
– Phá hoại trật tự, an ninh, an toàn xã hội ở khu vực vùng biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực vùng biên giới; phá hoại công trình được xây dựng tại biên giới;
– Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường, gây ngập úng, xâm phạm gây tổn hại tài nguyên thiên nhiên và tổn hại đến lợi ích quốc gia;
– Vượt biên giới quốc gia trái phép; buôn lậu, vận chuyển trái pháp luật các loại hàng hoá, vũ khí, tiền tệ, chất nguy hiểm về cháy, nổ, ma tuý qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia hàng hóa có tính độc hại và các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm nhập xuất khẩu;
– Bay vào khu vực cấm không cho phép bay; bắn, thả, phóng, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
– Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
Trên đây là thông tin cơ bản về Biên giới quốc gia mà Luật Hùng Sơn cung cấp đến người đọc. Trường hợp cần tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý khác của Luật Hùng Sơn, Quý khách hàng có thể gọi điện đến tổng đài 1900 6518 để được tư vấn miễn phí.
- Thủ tục giải quyết tài sản sau ly hôn - 06/06/2023
- Những lần đổi tên của Căn cước công dân - 04/06/2023
- Chiếm hữu là gì? Bảo vệ việc chiếm hữu như thế nào? - 04/06/2023