Để được kinh doanh hợp pháp theo quy định của Pháp luật, mỗi công ty cần có giấy phép thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên ở nước ta, thủ tục xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp lại có quá nhiều công đoạn và không phải ai cũng nắm chắc điều này. Nếu bạn cũng nằm trong nhóm người đó, còn chần chừ gì nữa mà không tham khảo bài viết dưới đây để quá trình làm thủ tục xin cấp giấy phép trở nên dễ dàng hơn khi nào hết!
A/ Giấy phép thành lập doanh nghiệp là gì?
Khá nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn giữa giấy phép thành lập doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Do đó, trước khi vào phần thủ tục xin cấp giấy phép, chúng tôi xin được định nghĩa lại như thế nào là giấy phép thành lập doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận cho các cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh do Cơ quan Nhà nước gọi là giấy phép thành lập doanh nghiệp. Thông qua việc này, Nhà nước có thể bảo hộ quyền sở hữu về tên doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
B/ Các thủ tục xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp
Việc làm các thủ tục xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp sẽ giúp nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, các cá nhân, tổ chức kinh doanh buộc phải hoàn thành các thủ tục này để có thể hợp pháp hóa hình thức kinh doanh của doanh nghiệp.
Thủ tục cơ bản gồm giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp và hoàn tất hồ sơ hợp lệ. Cụ thể từng bước như sau:
- Chuẩn bị giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp theo mẫu.
- Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ. Tùy hình thức của doanh nghiệp mà hồ sơ sẽ yêu cầu những giấy tờ khác nhau.
1. Doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cần cung cấp bản sao được công chứng không quá 3 tháng của các giấy tờ cá nhân hợp pháp của mình.
- Văn bản xác nhận của vốn pháp định.
- Nếu doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành nghề đòi hỏi chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật thì Giám đốc (Tổng giám đốc) cần cung cấp bản sao hợp lệ của chứng chỉ hành nghề.
Các cá nhân khác cũng phải nộp những giấy tờ tương tự.
2. Đối với công ty công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh.
- Cần cung cấp bản dự thảo điều lệ của công ty.
- Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập của công ty cùng với các bản sao có công chứng không quá 3 tháng của các giấy tờ cá nhân hợp pháp đối với cổ đông sáng lập là cá nhân hoặc thành viên sáng lập.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập hoặc các giấy tờ có liên quan khác cũng như chứng chỉ hành nghề của các thành viên theo quy định.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định(nếu cần).
3. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Cần cung cấp bản dự thảo điều lệ của công ty có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty cũng như chủ sở hữu công ty.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định(nếu cần).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập hoặc các giấy tờ có liên quan khác cũng như chứng chỉ hành nghề của các thành viên theo quy định.
- Danh sách những người đại diện theo uỷ quyền cùng với giấy tờ chứng thực cá nhân.
- Chủ sở hữu cần cung cấp văn bản uỷ quyền cho người được uỷ quyền trong trường hợp tổ chức là chủ sở hữu công ty.
Sau khi hồ sơ được hoàn thiện, nó cần được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bởi người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo uỷ quyền.
Phòng Đăng ký kinh doanh sau khi tiếp nhận hồ sơ phải trao giấy biên nhận về việc đã tiếp nhận hồ sơ cho doanh nghiệp.
Trong vòng 10 ngày từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngược lại, nếu hồ sơ mắc lỗi không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được thông báo rõ ràng về các nội dung cần bổ sung sửa đổi bằng văn bản.
Trên đây là chi tiết từng bước của thủ tục xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin trên sẽ có ích và cần thiết với quý bạn đọc nhé!
- Những số điện thoại không nên nghe mới nhất 2023 - 28/11/2023
- Bị người khác sử dụng hình ảnh để lừa đảo phải làm gì? - 14/11/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 05/11/2023