Phân bón là một sản phẩm quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam giúp tăng năng suất và chất lượng cho nông sản, cây trồng. Vậy doanh nghiệp muốn xin giấy phép sản xuất phân bón cần thỏa mãn các điều kiện gì và thủ tục thực hiện như thế nào?
A/ Điều kiện để xin cấp phép sản xuất phân bón
Dựa theo luật trồng trọt ban hành năm 2018, để được quyền sản xuất phân bón bạn phải đáp ứng điều kiện là: Doanh nghiệp hay tổ chức, cá nhân phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện sản xuất phân bón.
Để được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp hay cá nhân, tổ chức đủ điều kiện sản xuất phân bón cần đáp ứng các yêu cầu như:
– Có địa điểm đặt xưởng sản xuất với diện tích phù hợp với quy mô sản xuất đăng ký.
– Có đầy đủ các máy móc, dây chuyền, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất các loại phân bón khác nhau.
– Có hợp đồng với bên tổ chức thử nghiệm được cấp phép hay doanh nghiệp có phòng thử nghiệm riêng để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra.
– Có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa của quốc tế ban hành về việc quản lý chất lượng.
– Có khu vực chứa thành phẩm riêng và khu vực chứa nguyên liệu riêng.
– Người chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành sản xuất yêu cầu phải có trình độ từ đại học về chuyên ngành trồng trọt, nông hóa thổ nhưỡng, bảo vệ thực vật, khoa học đất, hóa học, sinh học, nông học.
>>> Hướng dẫn đăng ký giấy phép quảng cáo phân bón
B/ Quy trình và thủ tục xin giấy phép sản xuất phân bón
Để được cấp giấy chứng nhận được phép sản xuất phân bón bạn cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục như sau:
Bước 1: Cá nhân hoặc doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN-PTNT
Hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện để sản xuất phân bón ( theo mẫu).
– Văn bản thuyết minh về điều kiện cần đáp ứng để sản xuất phân bón ( theo mẫu).
– Ảnh chụp của bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành đã nêu ở trên của người chủ sở hữu hay người trực tiếp điều hành sản xuất phân bón.
– Bản photo công chứng của quyết định phê duyệt báo cáo về việc đánh giá tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường hoặc quyết định đề án bảo vệ môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
Bước 2: Thẩm định nội dung hồ sơ xin giấy phép sản xuất phân bón
Trong vòng 20 ngày làm việc tính từ lúc cơ quan chức năng nhận đủ hồ sơ, các cán bộ nhân viên có thẩm quyền sẽ thẩm định nội dung, nếu hồ sơ thỏa mãn các yêu cầu theo quy định về thực tế điều kiện sản xuất phân bón, nghĩa vụ của cá nhân và tổ chức sản xuất phân bón theo quy định đồng thời lập biên bản kiểm tra.
Nếu doanh nghiệp, cá nhân không đáp ứng được các điều kiện theo yêu cầu thì cần thực hiện các biện pháp khắc phục và có văn bản thông báo sau khi hoàn thành cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thanh tra, kiểm tra phần nội dung đã khắc phục.
Bước 3: Cấp giấy phép sản xuất phân bón
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ lúc kết thúc kiểm tra thấy đạt yêu cầu, cơ quan có chức năng cấp giấy chứng nhận được phép sản xuất phân bón. Trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép cần có văn bản nêu rõ lý do.
Như vậy, để được phép hoạt động sản xuất phân bón doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định và cùng với đó là thực hiện thủ tục xin cấp phép sản xuất theo hướng dẫn. Cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất phân bón là Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Để được tư vấn nhanh chóng, cụ thể về điều kiện và thủ tục xin giấy phép sản xuất phân bón quý khách hàng vui lòng liên hệ với tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7 1900.6518 của luật Hùng Sơn để được hỗ trợ.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023