Thủ tục nhờ mang thai hộ theo quy định mới

Tình trạng vô sinh ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Trong số đó có nhiều trường hợp, người vợ không thể mang thai do bị dị tật bẩm sinh, không có tử cung, u xơ tử cung, suy tim,… các cặp vợ chồng đó vẫn có noãn và tinh trùng tốt nhưng lại không thể tự mình sinh con được. Do đó, từ thực tiễn đời sống, pháp luật đã cho phép mang thai hộ. Vậy, thủ tục nhờ mang thai hộ được quy định như thế nào?

Quảng cáo

Quy định nội dung thỏa thuận giữa các bên về mang thai hộ

Thoả thuận mang thai hộ giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ phải có các nội dung cơ bản sau:

– Cam kết thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong quá trình sinh đẻ (từ khi bắt đầu thực hiện việc mang thai hộ cho đến khi giao nhận con). Đây là nội dung quan trọng nhất và điều kiện quan trọng để xác định trách nhiệm của các bên đối với các vấn đề phát sinh từ việc mang thai hộ, đặc biệt là đối với những trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ. Đồng thời, đây cũng là sơ sở để giải quyết những tranh chấp xảy ra liên quan đến việc mang thai hộ.

– Thông tin đầy đủ về điều kiện mang thai hộ của các bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ. Đây là điều kiện không thể thiếu trong nội dung thỏa thuận của các bên, là cơ sở để xác định văn bản thỏa thuận mang thai hộ có cơ sở pháp lý hay không.

– Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con; việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ; quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan.

– Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thoả thuận.

Thoả thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ uỷ quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ uỷ quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc uỷ quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc uỷ quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này. Đây là cơ sở pháp lý để thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết như khai sinh cho trẻ được sinh ra từ việc mang thai hộ hoặc khi có tranh chấp giữa các bên hoặc khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong việc mang thai hộ.

Xem thêm >>> Điều kiện mang thai hộ theo pháp luật hiện hành

thủ tục nhờ mang thai hộ

Hồ sơ để thực hiện mang thai hộ

Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ để thực hiện nhờ mang thai hộ gồm 12 loại giấy tờ, cụ thể:

– 01 đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP. Mẫu số 04 có nội dung thể hiện tương đối đầy đủ các thông tin cho thấy đáp ứng đủ điều kiện mang thai hộ của hai bên chủ thể.

– 01 bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP. Biểu mẫu số 05 thể hiện ý chí của các bên trong việc mang thai hộ. Có thể thấy rằng, việc mang thai hộ là tự nguyện, gắn liền với nhân thân của mỗi cá nhân nên pháp luật không chấp nhận việc ủy quyền trong việc thể hiện ý chí khi mang thai hộ. Tuy nhiên, mẫu số 05 có ghi về chồng của người mang thai hộ (nếu có) cũng phải thể hiện ý chí về việc đồng ý cho vợ mang thai hộ. Như vậy, nếu người chồng đó bị mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ không thể thực hiện việc mang thai hộ, pháp luật không chấp nhận vấn đề đại diện trong trường hợp này.

– 01 bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;

– 01 bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;

– 01 bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

Quảng cáo

– 01 bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và đã từng sinh con;

– 01 bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;

– 01 bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.

– 01 bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;

– 01 bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;

– 01 bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;

– 01 bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP. Mẫu số 06 khá sơ sài, chủ yếu chỉ là chép lại điều luật mà không có những  nội dung cụ thể, rõ ràng để các bên đạt được thỏa thuận cao nhất, lường hết được các vấn đề có thể xảy ra liên quan đến việc thực hiện việc mang thai hộ.

Thủ tục nhờ mang thai hộ theo quy định mới nhất của pháp luật

Trình tự thực hiện để nhờ mang thai hộ gồm các bước sau:

Bước 1: Bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ phải lập thỏa thuận về việc nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản có công chứng được cụ thể hóa tại biểu mẫu số 06 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP 

Bước 2: Cặp vợ chồng vô sinh chuẩn bị hồ sơ hợp lệ như trên và nộp hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kĩ thuật này, chẳng hạn như: Bệnh viện Phụ sản trung ương; Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế; Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Mỹ Đức. 

Bước 3: Cơ sở được cho phép thực hiện kĩ thuật mang thai hộ được vợ chồng vô sinh yêu cầu thực hiện tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Theo đó, cơ sở được cho phép thực hiện kĩ thuật mang thai hộ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, trường hợp cần thiết có thể kiểm tra các bản chính, yêu cầu bổ sung các giấy tờ có liên quan, phỏng vấn trực tiếp hoặc yêu cầu cơ quan công an hỗ trợ. 

+ Trường hợp không thể thực hiện được thì cơ sở này phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do tại sao;

+ Trường hợp có thể thực hiện được kỹ thuật nhằm mang thai hộ thì cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện mang thai hộ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề thủ tục nhờ mang thai hộ của Luật Hùng Sơn. Nếu còn thắc mắc hoặc hoặc cần hỗ trợ pháp lý tốt hơn, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi! 

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn