logo

Thủ tục làm mã vạch sản phẩm như thế nào?

  • Luật sư Luyện Ngọc Hùng |
  • 26-03-2023 |
  • Tin tức , |
  • 513 Lượt xem

Hiện nay để có thể quản lý về các sản phẩm hàng hóa hiệu quả cũng như bảo vệ doanh nghiệp trước nhiều mặt hàng giả, hàng nhái thì các sản phẩm hiện nay đều phải đăng ký mã vạch. Thủ tục làm mã vạch sản phẩm như thế nào? Luật Hùng Sơn sẽ giới thiệu với các bạn qua bài viết sau đây:

Quảng cáo

Tại sao phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm?

Ngày nay các sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú trên thị trường về kiểu dáng và chất lượng. Một doanh nghiệp có thể có hàng ngàn các loại sản phẩm khác nhau cần quản lý vì vậy doanh nghiệp phải có một công cụ hiệu quả để quản lý để đem đến sự  tiện lợi trong  kiểm kê hàng hóa, quản lý dòng sản phẩm cũng như kiểm soát được sản phẩm trên thị trường.

Mặt khác việc làm nhái, làm giả các sản phẩm nổi tiếng đã trở lên phổ biến. Do vậy để bảo vệ sản phẩm của mình trước vấn nạn hàng nhái hàng giả đem lại cho khách hàng một dấu hiệu nhận biết riêng khi mua sản phẩm thì cần phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Quy định về đăng ký mã số mã vạch

Theo quy định về đăng ký mã vạch thì mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định về vật phẩm, địa điểm và tổ chức sản xuất kinh doanh mặt hàng đó. Còn mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho khi máy quét có thể đọc được. Cả mã số và mã vạch đều được thể hiện trên bao bì của một sản phẩm.

Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ làm mã vạch cho sản phẩm

Luật Hùng Sơn hướng dẫn thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo (Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP);

– Bản sao công chứng, chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập doanh nghiệp

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký:

– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn là 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Bước 3: Trả kết quả

Mã vạch sẽ được cấp sau 05 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

Giấy chứng nhận doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch sẽ được cấp sau thời gian 20 ngày.

Các loại mã vạch sản phẩm khi đăng ký mã vạch

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại mã vạch khác nhau nhưng chủ yếu bao gồm các loại sau đây:

Mã UPC

Mã UPC được sử dụng để dán và check hàng tiêu dùng tại các điểm bán cố định trên toàn thế giới. Loại mã vạch này thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC. Hiện  nay chúng được sử dụng thông dụng nhất tại Mỹ, Canada, ngoài ra cũng phổ biến tại một số quốc gia lớn khác như Úc, Anh, New Zealand…

  • Biến thể/ Phân loại:

UPC-A: Mã hóa 12 chữ số (phiên bản chuẩn nhất của UPC)

UPC-E: Mã hoá 6 chữ số

  • Ứng dụng: Kinh doanh bán lẻ, siêu thị, hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm

Mã EAN 

Mã EAN: Loại mã vạch này có khá nhiều điểm tương đồng với mã UPC kể trên và được sử dụng phổ biến tại các nước Châu Âu. Điều khác biệt đáng nói nhất chính là ứng dụng địa lý của chúng. 

  • Biến thể/ Phân loại:

EAN-8: Mã hóa 8 chữ số 

EAN-13: Mã hoá 13 chữ số

Ngoài ra còn có các loại khác như: JAN-13, ISBN, ISSN

  • Ứng dụng: Kinh doanh bán lẻ, siêu thị, hàng tiêu dùng…

Mã vạch EAN và UPC

Mã Code 39

Quảng cáo

Loại mã Code 39 khắc phục được nhược điểm lớn nhất của 2 loại mã vạch EAN và UPC kể trên, đó là dung lượng không có giới hạn và có thể mã hóa được cả các ký tự chữ hoa, dãy số tự nhiên và một số ký tự khác.

Ứng dụng trong các lĩnh vực: Bộ Quốc phòng, ngành Y tế, cơ quan hành chính, xuất bản sách…

Mã Code 128

Mã vạch 128 được đánh giá cao và ứng dụng phổ biến bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội: Mã vạch nhỏ gọn, lưu trữ thông tin đa dạng và có thể mã hóa được nhiều ký tự hơn: Chữ hoa, chữ thương, ký tự số, các ký tự chuẩn ASCII và cả mã điều khiển.

Ứng dụng trong các lĩnh vực về phân phối hàng hóa trong ngành hậu cần và vận tải, chuỗi cung ứng bán lẻ, công nghiệp chế tạo…

Mã vạch ITF (Interleaved 2 of 5)

Mã vạch ITF mã hóa ký tự số và sử dụng bộ ASCII đầy đủ. Chúng có thể thay đổi độ dài barcode và khả năng nén cao, nhờ đó có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn. 

Loại mã vạch này có thể xử lý dung sai cao, phù hợp in trên các bìa cứng. 

Ứng dụng trong các nhà sản xuất dùng để dán trên bao bì giúp kiểm soát hàng hóa phân phối, lưu kho; vận chuyển container,…

Mã Codabar

Là loại mã vạch thông dụng trong lĩnh vực hậu cần và chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu. Ưu điểm của nó là dễ dàng in ấn và sản xuất, nhờ đó người dùng có thể sử dụng chúng thường xuyên ngay cả trong điều kiện thiếu các thiết bị máy tính. Mã Codabar là một loại mã vạch riêng biệt, nó có khả năng mã hóa 16 ký tự khác nhau.

Ứng dụng trong việc chuyển phát thư tín, công nghiệp phim ảnh, ngân hàng máu, phòng thí nghiệm, thư viện… 

Mã vạch 93

Mã vạch 93 có hỗ trợ đầy đủ các ký tự chuẩn ASCII, đồng thời nó cũng được cải thiện để mang đến nhiều lợi ích, ưu điểm hơn: bảo mật bên trong mã vạch, mật độ cao, kích thước barcode nhỏ gọn…

Ứng dụng trong việc kiểm soát hàng tồn kho, nhãn hiệu linh kiện điện tử, bưu điện, logistics…

Mã vạch MSI Plessey

Mã vạch MSI Plessey (Modified Plessey) được ứng dụng phổ biến để quản lý hàng tồn kho của các đại lý/nhà sản xuất bán lẻ hay các siêu thị,…

Bảng mức phí, lệ phí khi đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Luật Hùng Sơn xin giới thiệu bảng mức phí, lệ phí khi đăng ký mã vạch cho sản phẩm như sau:

STT Phân loại phí Mức thu

(đồng/mã)

1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) 1.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 300.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 300.000

Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài:

STT Phân loại Mức thu

(đồng/hồ sơ)

1 Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm 500.000
2 Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm 10.000

Lưu ý biểu phí trên khi đăng ký sử dụng MSMV, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí đăng ký và phí duy trì cho năm đăng ký. Trường hợp Doanh nghiệp đăng ký sử dụng MSMV sau ngày 30/6 của năm thì mức phí duy trì sẽ nộp trong năm đăng ký bằng 50 % mức phí duy trì tương ứng với từng loại MSMV.

Dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm tại Luật Hùng Sơn

Luật Hùng Sơn là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch hàng đầu trong cả nước. Hàng nghìn doanh nghiệp đã thực hiện dịch vụ đăng ký mã số mã vạch qua Luật Hùng Sơn.

Khách hàng khi đến Luật Hùng Sơn sẽ được hỗ trợ thực hiện các công việc

– Tư vấn và lựa chọn loại mã số mã vạch, số lượng mã số mã vạch phù hợp với quy mô doanh nghiệp;

– Tư vấn và hoàn thiện hồ sơ đăng ký mã số mã vạch, hỗ trợ Doanh nghiệp thực hiện bản mô tả chi tiết về sản phẩm được dùng để đăng ký mã số mã vạch;

–  Nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng: Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, Nhận mã vạch online và giấy chứng nhận;

–  Hướng dẫn doanh nghiệp tạo mã vạch online để in ấn và sử dụng;

– Tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình sử dụng mã số mã vạch.

Trên đây là bài viết về Thủ tục làm mã vạch sản phẩm như thế nào của Luật Hùng Sơn. Hãy liên hệ ngay đến hotline: 19006518 Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn đang gặp phải.

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn