Với sự thay đổi của các văn bản pháp luật về thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài đã tạo điều kiện cho các nhà thầu nước ngoài thực hiện đấu thầu và các hợp đồng thầu mạnh mẽ tại Việt Nam vào các năm gần đây. Khác với nhà thầu trong nước, đối với nhà thầu nước phải được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng theo hợp đồng cụ thể sau khi trúng thầu hoặc theo từng hồ sơ thầu.
Các thủ tục sau khi được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:
Làm khắc dấu và đăng ký sử dụng mẫu dấu của Văn phòng điều hành nhà thầu nước ngoài:
Thực hiện thủ tục này tại Công an tỉnh/thành phố nơi có công trình xây dựng hoặc tại Bộ Công An (tùy từng trường hợp và dựa vào cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng).
Nhà thầu nước ngoài chỉ được sử dụng con dấu này đối với các tài liệu, hợp đồng, công văn trao đổi trong quá trình hoạt động, thực hiện công việc tại Việt Nam.
Khi kết thúc gói thầu, hợp đồng thầu Nhà thầu nước ngoài phải thực hiện thủ tục giao nộp lại con dấu cho cơ quan đã cấp dấu.
Đăng ký mã số thuế: Nhà thầu nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế tại Cục thuế nơi đặt VPĐH nhà thầu nước ngoài;
Đăng ký văn phòng điều hành công trình của Nhà thầu nước ngoài (Theo Công văn 438/BXD-XL ngày 17/3/2008)
- Sau khi nhận được giấy phép thầu, nhà thầu gửi đơn đăng ký Văn phòng điều hành theo mẫu tại Phụ lục số 1 kèm theo văn bản này và bản sao có chứng thực giấy phép thầu đến Sở Xây dựng nơi có dự án nhận thầu.
- Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đăng ký của nhà thầu, Sở Xây dựng có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận đăng ký Văn phòng điều hành công trình cho nhà thầu theo mẫu tại Phụ lục số 2 kèm theo văn bản này, mà không được thu bất kỳ một loại lệ phí nào.
Nhà thầu nước ngoài thông báo Văn phòng Điều hành
- Sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động xây dựng, nhà thầu nước ngoài phải có trách nhiệm lập Văn phòng Điều hành tại nơi có dự án; đăng ký địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail, dấu, tài Khoản, mã số thuế của Văn phòng Điều hành.
Đối với các hợp đồng thầu chỉ thực hiện công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình thì nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng Điều hành của mình tại nơi đăng ký trụ sở của chủ dự án.
Đối với hợp đồng thực hiện công việc thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình đi qua nhiều tỉnh, thành phố nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng Điều hành tại một địa phương có công trình đi qua để thực hiện công việc.
- Sau khi thực hiện xong công việc đăng ký các nội dung của Văn phòng Điều hành, nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Sở Xây dựng nơi lập văn phòng Điều hành, Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và các cơ quan có liên quan quy định theo mẫu tại. Trường hợp thay đổi các thông tin của Văn phòng Điều hành, nhà thầu nước ngoài bắt buộc phải thông báo cho các cơ quan này biết.
Một số công việc cần thực hiện khác
Ngoài những công việc trên, Nhà thầu nước ngoài còn cần thực hiện một số công việc khác như sau:
Mở tài khoản ngân hàng: Mở tài khoản tại ngân hàng ở Việt Nam và thực hiện các giao dịch qua tài khoản này để đảm bảo tài chính minh bạch và thực hiện tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Việc này sẽ hỗ trợ tốt cho việc quyết toán thuế sau khi kết thúc gói thầu;
Tuyển dụng lao động: Nhà thầu nước ngoài tuyển dụng lao động người Việt Nam và lao động là người nước ngoài phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với lao động người nước ngoài thì cần phải xin Giấy phép lao động và Visa dài hạn hoặc phải có thẻ tạm trú để đảm bảo tuân thủ pháp luật Việt Nam về lưu trú.
Thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị liên quan đến hoạt động thầu tại Việt Nam, bao gồm:
Đăng ký tạm nhập tái xuất vật tư, máy móc, thiết bị thi công xây dựng theo đúng quy định của Luật Việt Nam;
Đăng ký danh mục nhập khẩu các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, các thiết bị toàn bộ và đồng bộ phục vụ cho việc thi công công trình thuộc hợp đồng nhận thầu.
Ký thêm hợp đồng thầu phụ với nhà thầu phụ Việt Nam hoặc hợp đồng thầu liên danh với nhà thầu Việt Nam.
Mua bảo hiểm: Nhà thầu nước ngoài phải thực hiện việc mua các loại bảo hiểm cho các đối tượng theo quy định của pháp luật Việt Nam, tùy từng trường hợp, bao gồm: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với nhà thầu thực hiện tư vấn đầu tư xây dựng; bảo hiểm tài sản hàng hóa đối với nhà thầu thực hiện công việc mua sắm; các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựng và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đăng kiểm chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu, thiết bị thi công theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Tuân thủ tất cả các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, về quản lý chất lượng trong công trình xây dựng, an toàn về lao động và bảo vệ môi trường ở Việt Nam cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Gửi các báo cáo định kỳ theo mẫu về tình hình, tình trạng thực hiện hợp đồng, gói thầu (vào ngày 20 tháng 12 hàng năm) tới cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng và Sở Xây dựng nơi có dự án; và
Lập hồ sơ hoàn thành công trình; chịu trách nhiệm đảm bảo bảo hành; quyết toán các vật tư, thiết bị nhập khẩu; xử lý vật tư, thiết bị còn tồn dư trong hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quy định về xuất nhập khẩu; tái xuất các vật tư, thiết bị thi công đã được đăng ký theo chế độ tạm nhập – tái xuất; thanh lý hợp đồng thầu.
Thông báo tới các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, có liên quan về việc kết thúc hợp đồng thầu, chấm dứt sự hoạt động của Văn phòng điều hành công trình tại Việt Nam.
Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài của Luật Hùng Sơn
- Tư vấn điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
- Tư vấn các thủ tục làm xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
- Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
- Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
- Hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng để được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
- Thực hiện thủ tục xin Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đăng ký và xin cấp con dấu Văn phòng điều hành công trình của Nhà thầu nước ngoài;
- Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng liên danh giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu Việt Nam.
Một số Khách hàng tiêu biểu đã sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam:
Luật Hùng Sơn có nhiều kinh nghiệm trong việc xin Giấy Phép thầu tại Việt Nam cho các nhà thầu thuộc dự án: Lotte, Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức, Xử lý ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Biên Hòa, Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam, Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ,…
Các nhà thầu nước ngoài mong muốn tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam hoặc có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài, trong trường hợp gặp phải khó khăn trong việc thực hiện thủ tục đăng ký khuyến mại Quý Khách hàng có thể liên hệ Tổng Đài Tư Vấn Luật 1900 6518 hoặc liên hệ Hotline 0964 509 555 – 0969 32 99 22 của Luật Hùng Sơn để được tư vấn miễn phí và đặt sử dụng dịch vụ đăng ký khuyến mại của Luật Hùng Sơn.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023