Thời hiệu thừa kế là gì? Quy định về thời hiệu kế thừa

  • Luật sư Luyện Ngọc Hùng |
  • 03-09-2023 |
  • Tin tức , |
  • 97 Lượt xem

Thừa kế là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự, và tranh chấp thừa kế rất khó khăn và phức tạp, xuyên suốt lịch sử quá trình lập pháp Việt Nam. Thời hiệu thừa kế là gì? Quy định về thời hiệu kế thừa như thế nào? Luật Hùng Sơn sẽ làm rõ qua bài viết sau:

Quảng cáo

Thời hiệu thừa kế là gì?

Căn cứ theo Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

Theo đó, thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 623 nêu trên.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Các loại thời hiệu thừa kế

Các loại thời hiệu thừa kế bao gồm:

– Một là, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Hai là, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế;

– Ba là, thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Quảng cáo

Ví dụ về thời hiệu thừa kế

Tình huống ví dụ: Ông A có  1 mảnh đất 1000m2, mất 8/8/1986 và không để di chúc. Ông A có 3 người con B,C,D. Năm 1990 B và C đã lập gia đình và ra ở riêng còn lại D sinh sống trên mảnh đất đến lúc ông A mất đến nay. Vào 1/5/2022 D đã được cấp GCNQSDĐ mang tên ông D. Vậy B và C còn có khởi kiện yêu cầu phân chia thừa kế hay không?

Vì ông A mất không để lại di chúc nên  B,C,D được xác định là hàng thừa kế thứ nhất của ông A.

Căn cứ vào Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản  thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế được tính từ ngày 10/9/1990.

Căn cứ vào Điều 623 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định thời hiệu thừa kế để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Như vậy,chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, trong trường này, thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của ông A (mất 8/8/1986) sẽ được tính từ ngày 10/9/1990, đến ngày 10/9/2020 sẽ đủ 30 năm. Sau ngày 10/9/2020, ông B và C không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ông A nữa.

Cách tính thời hiệu khởi kiện thừa kế

Căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, ngày bắt đầu tính thời hiệu là kể từ thời điểm mở thừa kế. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày theo sự xác định của Tòa án tuyên bố.

Tuy nhiên, đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990, căn cứ theo quy định của Pháp lệnh thừa kế 1990, đối với các việc thừa kế mở “trước ngày ban hành Pháp lệnh này” thì thời hạn được tính từ ngày công bố pháp lệnh.

Theo đó, Pháp lệnh thừa kế 1990 được ban hành ngày 30/8/1990 và được công bố ngày 10/9/1990. Do vậy, đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 30/8/1990 thì thời điểm bắt đầu không phải là ngày mở thừa kế mà từ ngày mà Pháp lệnh được công bố, tức là ngày 10/9/1990.

Trên đây là bài viết về Thời hiệu thừa kế là gì? Quy định về thời hiệu kế thừa của Luật Hùng Sơn. Hãy liên hệ ngay đến hotline: 19006518 Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn đang gặp phải.

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn