Di chúc là một trong những thứ quan trọng để xác định được ý nguyện của người để lại di sản trước khi họ mất đi. Không phải trường hợp nào cũng có di chúc, nhưng có những trường hợp một người muốn lập di chúc để sau này di sản có thể được chia theo mong muốn của mình. Vì vậy, Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về thủ tục lập di chúc hợp pháp hiện nay để mọi người có thể nắm bắt được vấn đề này rõ ràng.
1. Những điều kiện để thực hiện thủ tục lập di chúc hợp pháp
Đầu tiên là điều kiện về người lập di chúc. Căn cứ theo Điều 625 và Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người tiến hành lập di chúc phải thõa mãn được những điều kiện cụ thể sau đây:
– Người này phải đủ 18 tuổi trở lên.
– Và phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật này.
– Có sự minh mẫn, sáng suốt trong quá trình lập nên di chúc và người này cũng không bị đe dọa hay là bị lừa dối, cưỡng ép.
– Nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ sau:
- Đối với người từ đủ 15 tuổi cho đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định thì việc lập di chúc phải được lập thành văn bản. Và di chúc này phải được cha, mẹ của người này hoặc là người giám hộ đồng ý.
- Đối với người bị hạn chế về mặt thể chất hoặc là người không biết chữ thì phải có người làm chứng tiến hành lập thành văn bản và phải có công chứng và chứng thực theo quy định.
Tiếp theo, là hình thức của di chúc theo quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 nhu sau: có hai hình thức di chúc là di chúc bằng văn bản hoặc di chúc bằng miệng.
Nội dung của di chúc, theo quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì một di chúc hợp pháp phải có những nội dung quan trọng sau:
– Ngày tháng năm lập nên di chúc này.
– Có thông tin cá nhân (như là họ tên ngày sinh, nơi cư trú, …) của người lập nên di chúc và nội dung này không được trái với các quy định của pháp luật.
– Những di sản được để lại và ghi chú về nơi để những di sản đó.
– Nội dung của di chúc được lập không được trái với với đạo đức, pháp luật, hình thức của di chúc cũng không được trái với quy định.
2. Thủ tục lập di chúc hợp pháp
Đầu tiên, là thủ tục thực hiện công chứng di chúc. Với hồ sơ để thực hiện bao gồm những tài liệu sau:
– Có Phiếu yêu cầu công chứng di chúc.
– Có bản sao của các giấy tờ tùy thân của người lập nên di chúc (giấy chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu còn hiệu lực).
– Có bản sao của những di sản để lại: ví dụ như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những giấy tờ liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu của người lập di sản.
– Trong trường hợp mà tính mạng hay sức khỏe của người lập nên di chúc đi đe dọa, … thì sẽ không cần cung cấp các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản, nhưng trong văn bản công chứng phải có ghi rõ về điều này.
– Việc thực hiện thủ tục công chứng di chúc sẽ được công chứng viên thực hiện căn cứ theo Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Tiếp theo, là thủ tục khai nhận di sản kèm theo di chúc. Hồ sơ để thực hiện việc khai nhận di sản này bao gồm những tài liệu sau:
– Có tờ tường trình về mối quan hệ nhân thân được cấp theo mẫu.
– Có bản di chúc.
– Có giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản ….
– Có giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
– Có các giấy tờ tùy thân của những người khai nhận di sản thừa kế và cả giấy tờ chứng minh được quan hệ nhân thân của người nhận di sản thừa kế và người đã mất.
Trên đây là những thông tin cơ bản của pháp luật quy định về thủ tục lập di chúc theo quy định sao cho hợp pháp. Nếu như bạn đọc có vấn đề thắc mắc hay cần được hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn cho bạn các quy định về pháp luật nhanh chóng, chính xác nhất.