Tham tám là gì? Tham tám thương mại là gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm tới từ trước đến nay. Để lý giải điều này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn.
Tham tán là gì?
Động từ tham tám có nghĩa là dự vào việc bàn kế hoạch. Còn danh từ tham tám chỉ cán bộ cao cấp ở sứ quán 1 nước, sau đại sứ. Họ có nhiệm vụ hỗ trợ đại sứ làm việc.
Tham tán tiếng anh là gì?
Tham tám có tên tiếng Anh là Counselor. Một số cụm từ bằng tiếng Anh có liên quan tới tham tám như:
- Tham Tán Chính Trị: political counsellor
- Tham Tán Công Sứ: minister counsellor
- Tham Tán Thương Mại: commercial counsellor
- Tham Tán Văn Hóa: cultural counsellor
Tham tán thương mại là gì?
Tham tán thương mại là những người đứng đầu thường vụ hay còn gọi là một bộ phận trong Cơ quan Đại diện của Việt Nam. Cơ quan này chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thương mại về những nội dung công việc như sau:
a, Tổ chức thu thập và xử lý các thông tin với yêu cầu cập nhật đều đặn hàng tháng để cung cấp kịp thời cho Bộ và doanh nghiệp theo nội dung:
- Chiến lược phát triển kinh tế, các chính sách thương mại và đầu tư, những cam kết về mở cửa thị trường về dịch vụ, thương mại, đầu tư của nước sở tại trong những tổ chức thương mại quốc tế và khu vực.
- Nhu cầu xuất và nhập khẩu hàng hóa của nước sở tại (gồm khối lượng, chất lượng, giá cả của từng mặt hàng nhất là các mặt hàng ta đang xuất khẩu. Chúng có khả năng phát triển để xuất khẩu, dung lượng thị trường cũng như thị hiếu của khách hàng).
- Các đối thủ cạnh tranh với hàng xuất khẩu của chúng ta trên thị trường sở tại.
- Chính sách thuế và phi thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu; chính sách thuế và phi thuế sử dụng với hàng có xuất xứ Việt Nam; các ưu đãi mà nước này sử dụng cho các nước khác nhưng không dành cho Việt Nam.
- Những tập đoàn giữ vai trò chi phối mặt hàng nước ta xuất khẩu vào nước sở tại, thị phần của các tập đoàn đó và cách tổ chức kênh lưu thông hàng hóa.
b, Trên cơ sở các thông tin thu thập được và những nguồn tư liệu khác, phân tích tình hình thị trường, các chính sách quản lý xuất nhập khẩu và những chính sách kinh tế – thương mại nói chung của các nước sở tại, phân tích rõ ràng các chính sách tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của các nước sở tại, đề xuất những chính sách giải pháp, đối sách chúng ta cần thực hiện để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, giảm nhập siêu, đồng thời làm báo cáo gửi về Bộ theo định kỳ 1 quý/1 lần hoặc khi có tình huống đột xuất.
c, Mở rộng thị trường và phát triển hoạt động bán hàng để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường.
Để thực hiện trách nhiệm trên được đầy đủ, các tham tán thương mại cần phải:
- Thiết lập đề án tăng trưởng xuất khẩu hàng năm, những biện pháp cụ thể của Tham tán sẽ thực hiện và đề xuất tới Vụ Thị trường và lên Thứ trưởng phụ trách những biện pháp hỗ trợ.
- Tổ chức công việc của thương vụ Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đảm bảo từng chuyên viên (trong trường hợp thương vụ có các chuyên viên) trong thương vụ phải chịu trách nhiệm cụ thể từng mặt hàng, khu vực thị trường và thương nhân.
- Xây dựng chương trình công tác đều đặn hàng năm, 6 tháng và quý về Bộ. Tự làm hoặc chỉ đạo các cán bộ trong thương vụ thiết lập lịch công tác hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, xác định những tác nghiệp và sản phẩm cụ thể để thực hiện chương trình công tác và phương án đã xây dựng đảm bảo mục tiêu và hiệu quả công việc.
- Thực hiện chế độ báo cáo về Bộ định kỳ theo quý, 6 tháng, hàng năm nghiêm túc. Đồng thời nêu rõ những việc đã làm được, việc đang và sẽ làm, kiến nghị những biện pháp tăng cường quan hệ kinh tế – thương mại, xin ý kiến chỉ đạo.
Những điều cần biết về tham tán
Nhiệm vụ của Tham tán chính là phát triển thị trường và bán hàng để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Mỗi tham tám và thương mại sẽ có định hướng phấn đấu là:
- Với các nước mà Việt Nam nhập siêu lớn: Tham tán phải thực hiện mọi biện pháp tìm kiếm bạn hàng, kết hợp với các doanh nghiệp trong nước để tăng xuất khẩu và giảm nhập siêu: Mức giảm ít nhất đó là 20%/năm.
- Với các nước khác: Cần phải tăng mức xuất khẩu tối thiểu 10%/năm.
Để thực hiện mục tiêu này những tham tán cần phải:
- Thiết lập mạng lưới bạn hàng nhập khẩu của Việt Nam, thiết lập hồ sơ thương nhân, các hàng hóa kim ngạch xuất, nhập khẩu và bạn hàng của họ. Tìm hiểu nhu cầu của thương nhân về nhập khẩu hàng thường xuyên để giới thiệu với Bộ và những doanh nghiệp trong nước.
- Nắm chắc các nhu cầu nhập khẩu đột xuất của các nước sở tại để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu của ta.
- Yêu cầu doanh nghiệp trong nước thường xuyên gửi hàng mẫu sang cho Thường vụ để có thể giới thiệu sản phẩm và hàng hóa của Việt Nam tới các doanh nghiệp nước sở tại; Đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại với Bộ.
- Thông báo về nhu cầu và giới thiệu thương nhân nhập khẩu hàng hóa về Bộ cũng như các doanh nghiệp trong nước.
- Đại diện cho quyền lợi thương mại của Việt Nam tại các nước sở tại.
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết tham tám là gì? Tham tám thương mại là gì và những điều cần biết về thuật ngữ này. Nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan, hãy liên hệ ngay tới Luật Hùng Sơn để được giải đáp tận tình nhé!