logo

Thẩm quyền là gì, cơ quan có thẩm quyền là gì?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 15-10-2021 |
  • Tin tức , |
  • 1355 Lượt xem

Thẩm quyền là gì, cơ quan có thẩm quyền là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Quảng cáo

Thẩm quyền là gì?

Thẩm quyền là quyền chính thức trong việc xem xét để kết luận và định đoạt cũng như quyết định một vấn đề.

Thẩm quyền đi liền với quyền và các nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho các cơ quan nhà nước, người nắm giữ những chức vụ lãnh đạo và quản lý trong các cơ quan đó để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được giao của họ. Thẩm quyền của từng cơ quan và cá nhân được phân định theo mỗi lĩnh vực, ngành, khu vực hành chính và cấp hành chính. Trong mỗi ngành, thẩm quyền được phân chia theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành. Mặc dù vậy, cùng một loại việc có thể thuộc thẩm quyền của một hay nhiều cơ quan, cá nhân trong những ngành, cấp khác nhau.

thẩm quyền là gì

Cơ quan có thẩm quyền là gì?

Cơ quan có thẩm quyền là những cơ quan được nhà nước và pháp luật trao cho các quyền nhất định để có thể thực hiện nhiệm vụ được giao của mình, trong phạm vi thuộc thẩm quyền của mình, các cơ quan tiến hành ban hành những quyết định và phương hướng giải quyết các vấn đề cần triển khai thực hiện, hoặc tồn đọng vấn đề cần phải ra giải pháp khắc phục hay ban hành ra các thông báo, văn bản để chỉ thị cấp dưới thực hiện công việc…

Cơ quan có thẩm quyền phải trực tiếp chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật.

Quảng cáo

Ở nước ta hiện nay, có rất nhiều cơ quan nhà nước được trao thẩm quyền, chủ yếu liên quan đến chức năng và nhiệm vụ khác nhau của từng cơ quan để được trao thẩm quyền giải quyết công việc. Bên cạnh đó, một cơ quan thì có thể sẽ được trao nhiều thẩm quyền khác nhau để giải quyết.

Các loại thẩm quyền?

Chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về các loại thẩm quyền. Dựa vào thực tế, tùy thuộc vào các đối tượng khác nhau mà thẩm quyền được chia thành các loại khác nhau. Cụ thể:

  • Dựa theo tên gọi của từng cơ quan, tổ chức thì thẩm quyền được phân thành:
    • Thẩm quyền của UBND
    • Thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp
    • Thẩm quyền thuộc Viện kiểm sát nhân dân
    • Thẩm quyền của các Cơ quan điều tra
    • Thẩm quyền của Chính phủ
    • Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân các cấp
    • Thẩm quyền Quốc hội
  • Dựa vào các chức vụ, chức danh khác nhau thì thẩm quyền gồm có:
    • Thẩm quyền của Chủ tịch nước;
    • Thẩm quyền của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc Tòa án nhân dân cao cấp….;
    • Thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp;
    • Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp;
  • Dựa vào các công việc, lĩnh vực cụ thể thì thẩm quyền sẽ có các loại như:
    • Thẩm quyền thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực như đất đai, môi trường hoặc vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Thẩm quyền thực hiện giải quyết việc dân sự
    • Thẩm quyền thực hiện xét xử
    • Thẩm quyền thực hiện khởi tố vụ án…

Như vậy, có thể thấy rằng mỗi cơ quan Nhà nước sẽ được giao thẩm quyền khác nhau. Mặc dù thẩm quyền được coi là những quyền mà pháp luật công nhận và được bảo đảm thực hiện mà không bị ai được hạn chế, nhưng không phải vì thế mà các chủ thể có thẩm quyền tiến hành các quyền đó một cách bừa bãi với mục đích riêng. Các quyền đó phải nằm trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép thực hiện.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hùng Sơn để giải đáp cho câu hỏi Thẩm quyền là gì, cơ quan có thẩm quyền là gì? Hi vọng bạn đã tìm được thông tin hữu ích cho việc giải quyết vấn đề của mình. Trong trường hợp cần được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ qua tổng đài tư vấn pháp luật 19006518 để được hỗ trợ hỗ trợ ngay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn