Một mối quan hệ hôn nhân được công nhận là hợp pháp khi đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay ở một số vùng dân tộc thiểu số ở nước ta, tình trạng tảo hôn lại chiếm đa số trong sự lập thành mối quan hệ hôn nhân và hầu như diễn ra rất phổ biến, được xem như một phong tục tập quán theo vùng. Nhưng nó lại là một trong những hành vi bị cấm theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Vậy tảo hôn là gì và các biện pháp của pháp luật sẽ xử lý ra sao khi có trường hợp vi phạm điều cấm ấy? Dưới đây là những thông tin về thực trạng tảo hôn cũng như các biện pháp xử lý, hạn chế tình trạng tảo hôn ở nước ta.
1. Cơ sở pháp lý để nêu rõ vấn đề tảo hôn trên:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Khoản 8 Điều 3, Điều 8).
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (Điều 183).
– Nghị định 110/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Tảo hôn là gì? Tình trạng tảo hôn hiện nay.
– Căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về giải thích từ ngữ trong hôn nhân gia đình thì tảo hôn là việc mà lấy chồng, lấy vợ khi một bên hoặc cả hai bên vẫn chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.
– Và căn cứ theo Điều 8 của Luật này, tảo hôn tức là việc mà tình trạng hôn nhân được xác lập khi nam lấy vợ khi vẫn chưa đủ 20 tuổi hoặc nữ lấy chồng khi vẫn chưa đủ 18 tuổi.
– Theo kết quả điều tra 53 dân tộc thiểu số về thực trạng kinh tế – xã hội vào năm 2015 thì cho thấy tỉ lệ tảo hôn chung của tất cả 53 dân tộc thiểu số là 26,6 %, và trong số đó tỉ lệ tảo hôn cao nhất thuộc về các vùng có dân tộc thiểu số với điều kiện sinh sống và kinh tế xã hội rất khó khăn và thiếu thốn. Có cả những dân tộc thiểu số có tỉ lệ tảo hôn từ trên 50% đến 60% – một con số rất đáng báo động về tình trạng tảo hôn hiện nay.
Xem thêm >>> Cưới “chui” không đăng ký kết hôn có bị phạt hành chính không?
3. Hậu quả về thực tế của hành vi tảo hôn hiện nay.
Tuy việc tảo hôn là phong tục tập quán của vùng dân tộc thiểu số ấy, nhưng tình trạng tảo hôn diễn ra nhiều không có nghĩa là không ảnh hưởng đến những vấn đề khác liên quan đến người trong quan hệ hôn nhân ấy mà còn là ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực khác cũng như kéo theo sự ảnh hưởng đáng kể của xã hội:
– Ảnh hưởng về sức khỏe của bên nữ khi sinh sản còn quá nhỏ dẫn đến những tình trạng ảnh hưởng đến mẹ và con.
– Ảnh hưởng về tinh thần, vì so với những người cùng trang lứa ở những vùng những tỉnh khác họ vẫn được tự do thoải mái hoạt động xã hội, gia đình nhiều hơn.
– Ảnh hưởng đến giáo dục của cả nam và nữ khi phải nghỉ học sớm.
– Ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi trẻ nhỏ.
– Ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt phát triển xã hội.
4. Tảo hôn là hành vi bị cấm và các biện pháp xử lý.
– Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tảo hôn là hành vi bị cấm, vì luật định ra để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình chung của Việt Nam. Đây là hành vi trái pháp luật và bị cấm, kéo theo đó là các biện pháp do luật đề ra để xử lý tình những hành vi kết hôn trái pháp luật gây ảnh hưởng chung đến con người và xã hội Việt Nam.
– Các biện pháp mà Luật Hôn nhân và gia đình đề ra cũng như luật khác có liên quan quy định về các biện pháp xử lý và xử phạt đối với hành vi tảo hôn diễn ra ở nước ta hiện nay:
- Hủy kết hôn trái pháp luật khi có yêu cầu của những người có quyền được quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP, tức là xử phạt khi lấy vợ, lấy chồng chưa đủ tuổi kết hôn hoặc cố ý duy trì hôn nhân khi có quyết định buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân của Tòa.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội tổ chức tảo hôn khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn cố tình tổ chức tảo hôn nữa.
Kết luận: Tình trạng tảo hôn đang diễn ra rất phổ biến và nhiều ở Việt Nam, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số. Nhà nước cũng đã đề ra các quy định trong pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng như các luật khác có liên quan để hạn chế tình trạng này và các biện pháp xử lý để bảo vệ chế độ hôn nhân ở Việt Nam một cách tốt nhất.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023