Chiều ngày 29/08/2020 qua hệ thống camera theo dõi công an quận 9 tp.HCM phát hiện một thanh niên đi xe máy gần bệnh viện quận 9 không đội mũ bảo hiểm và có nhiều điểm nghi vấn. Công an quận 9 đã cho lực lượng hình sự đặc nhiệm trên đường chặn người này lại để kiểm tra hành chính.Nam thanh này không xuất trình được giấy tờ tùy thân nào nên bị mời về trụ sở công an làm việc.
Thanh niên này đã khai NQV là một bảo vệ của bệnh viện có tàng trữ súng đạn và các loại hung khí trái phép khác. Công an đã tới nơi ở của V tại bệnh viện tịch thu và bắt giữ một số hung khí như: súng đạn, dao kiếm các loại.
Để biết hành vi tàng trữ súng đạn và các loại vũ khí trái phép khác có vi phạm pháp luật không hãy nghe và đọc những tư vấn của Luật Hùng Sơn nhé.
I. Cơ sở pháp lý của pháp luật việt nam
- Điều 3 của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2019.
- Theo Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn và an ninh trật tự cộng đồng, phòng chống tệ nạn xã hội.
- Theo Điều 306 của Bộ luật Hình sự năm 2015 và sửa đổi, bổ sung năm 2017.
II. Vũ khí trái phép được hiểu là gì?
Theo Điều 3 của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2019 các loại vũ khí trái phép được hiểu như sau:
1. Vũ khí là các thiết bị, phương tiện được sản xuất, chế tạo có khả năng gây sát thương, tổn hại đến sức khỏe tính mạng của con người và phá hủy các loại vật chất, nó bao gồm: vũ khí thô sơ, vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn và các vũ khí có chức năng tương tự.
2. Vũ khí thô sơ là vũ khí có nguyên lý hoạt động và cấu tạo đơn giản, được chế tạo thủ công bao gồm: Dao kiếm, giáo mác, lưỡi lê, cung nỏ, mã tấu, côn…
3. Vũ khí quân dụng là chia làm hai loại:
a. Vũ khí được sản xuất chế tạo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất và hợp pháp. Chúng được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của pháp luật việt nam để thi hành nhiệm vụ nhà nước bao gồm:
- Súng cầm tay, vũ khí hạng nặng, vũ khí hạng nhẹ….
- Bom mìn, lựu đạn, đạn sử dụng cho các loại vũ khí.
b. Vũ khí được sản xuất chế tạo thủ công hoặc công nghiệp không theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất có khả năng gây sát thương, tổn hại đến sức khỏe tính mạng của con người và phá hủy các loại vật chất.
4. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo thủ công hoặc công nghiệp dùng để luyện tập thi đấu thể thao gồm: Súng trường thi, súng trường bắn đạn nổ, súng bắn đĩa và các loại đạn sử dụng cho loại súng này.
5. Súng săn là súng được chế tạo thủ công hoặc công nghiệp có tác dụng để bắn bao gồm: Súng kíp, súng hơi và các loại đạn sử dụng cho súng này.
Như vậy hành vi tàng trữ súng đạn và các loại vũ khí trái phép khác của bảo vệ bệnh viện là hành vi bị nghiêm cấm và đã vi phạm pháp luật.
III. Các mức xử phạt đối với tội tàng trữ súng đạn và các loại vũ khí trái phép
1. Xử phạt hành chính với hành vi tàng trữ súng đạn và các loại vũ khí trái phép.
Theo Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn và an ninh trật tự cộng đồng, phòng chống tệ nạn xã hội xử phạt như sau:
a. Phạt hành chính từ 2 triệu đến 4 triệu đối với các trường hợp sau:
- Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu cháy nổ và công cụ hỗ trợ trái pháp luật nhưng chưa gây hậu quả gì.
- Sử dụng các loại vũ khí nhưng không có giấy phép.
- Hủy hoại, cố tặng, cho, cho thuê, thuê các chất cháy nổ và vũ khí trái phép.
- Giao vũ khí trái phép cho người không đủ điều kiện sử dụng.
b. Phạt từ 20 triệu đến 40 triệu đối với các trường hợp sau:
- Sản xuất, chế tạo, sửa chữa các loại vũ khí gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái pháp luật
- Tàng trữ trái phép các loại vũ khí, vật liệu nổ mà người tàng trữ không nằm trong đối tượng được trang bị, được sử dụng theo quy định pháp luật.
- Người phát hiện hoặc thu nhặt được các loại vũ khí mà không khai báo với cơ quan có thẩm quyền.
2. Phải chịu trách nhiệm hình sự khi tàng trữ trái phép các loại vũ khí.
Theo Điều 306 của Bộ luật Hình sự năm 2015 và sửa đổi, bổ sung năm 2017 xử phạt chịu trách nhiệm hình sự theo các mức như sau:
a. Phạt từ từ 3 tháng đến 2 năm đối với người nào chế tạo sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, mua bán hoặc chiếm đoạt các loại vũ khí như: vũ khí thô sơ, vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn và các vũ khí có chức năng tương tự. Đã bị phạt hành chính hoặc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
b. Phạt từ từ 1 năm đến 5 năm đối với các trường hợp sau:
- Phạm tội có tổ chức.
- Tàng trữ vật phạm pháp với số lượng lớn.
- Vận chuyển, mua bán vũ khí trái phép qua biên giới.
- Sử dụng vũ khí trái phép làm chết người.
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác trên 61 %.
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 2 người mà tổng thương tích từ 61% đến 121%.
- Hành vi gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đến 500 triệu.
- Có những hành vi tái phạm nguy hiểm.
c. Phạt từ từ 3 năm đến 7 năm đối với các trường hợp sau:
- Tàng trữ vật phạm pháp với số lượng lớn hoặc đặc biệt lớn.
- Sử dụng vũ khí trái phép làm chết 2 người trở lên.
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 2 người mà tổng thương tích 122% trở lên.
- Hành vi gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu trở lên.
d. Người phạm tội còn có thể bị phạt từ 10 đến 50 triệu, cấm cư trú 1 đến 5 năm.
Trên đây là bài tư vấn của Luật Hùng Sơn về vấn đề mà bạn cần tư vấn:”tàng trữ súng đạn và các loại vũ khí trái phép khác”. Hãy đến với chúng tôi để có được sự hài lòng và tận tâm nhé. Nếu còn vướng mắc gì về các vấn đề pháp lý cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900.6518 để được tư vấn cụ thể nhé.
- Những số điện thoại không nên nghe mới nhất 2023 - 28/11/2023
- Bị người khác sử dụng hình ảnh để lừa đảo phải làm gì? - 14/11/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 05/11/2023