Tài sản ròng là gì? Cách tính tài sản ròng?

  • Luật sư Luyện Ngọc Hùng |
  • 12-04-2023 |
  • Tin tức , |
  • 51 Lượt xem

Tài sản ròng là một khái niệm rất quen thuộc trong lĩnh vực tài chính – kinh tế của các doanh nghiệp. Vậy tìm hiểu tài sản ròng là gì? Cách tính tài sản ròng? Luật Hùng Sơn sẽ làm rõ các khái niệm trên qua bài viết sau đây các bạn tham khảo:

Quảng cáo

Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng là tổng số tài sản của chủ thể đang sở hữu đã trừ đi tổng số nợ phải trả. Chủ thể có thể là các cá nhân, tổ chức, Nhà nước hoặc của cả quốc gia. 

Đối với công ty thì có thể xem đây là tài sản thuần hoặc vốn cổ đông công ty. Vì vậy, sẽ dựa vào đại lượng này có thể xác định được chính xác thực trạng về  tài chính cũng như tiến độ kinh doanh của công ty.

Tài sản ròng sẽ tồn tại dưới dạng sau: tiền mặt, bất động sản, máy móc, công nghệ, nhà xưởng hoặc nhiều khoản đầu tư khác…

Tài sản ròng tiếng Anh là gì?

Tài sản ròng (tên tiếng anh được gọi là: Net Worth) đây là một trong những thuật ngữ được dùng tương đối phổ biến trong các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Các loại tài sản ròng

Các loại tài sản ròng trong doanh nghiệp sẽ được chia làm hai loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, cụ thể bao gồm:

Tài sản ngắn hạn: là bộ phận tài sản có thời gian về sử dụng và thu hồi trong một năm hay một chu kỳ kinh doanh.

Tài sản dài hạn: là bộ phận tài sản có thời gian được sử dụng và thực hiện thu hồi trên một năm hay kéo dài qua một chu kỳ kinh doanh.

Tài sản dài hạn cụ thể có thể được xác định dưới các hình thức sau đây:

Quảng cáo
  • Tài sản cố định: đây loại tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài hơn 12 tháng. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu trình kinh doanh và bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng. Luật kinh tế có quy định rõ ràng về điều kiện đánh giá tài sản cố định. Hiện nay, có 2 loại tài sản cố định chính: Tài sản cố định hữu hình (đó là nhà cửa, thiết bị, máy móc, nhà xưởng…) và tài sản cố định vô hình (đó là bản quyền, quyền sử dụng đất, giấy phép khai thác…).
  • Đầu tư tài chính dài hạn: Khoản đầu tư bên ngoài với mục đích kiếm lời trong dài hạn (đầu tư liên kết, liên doanh, cho vay dài hạn…).
  • Bất động sản đầu tư: Khoản đầu tư nhà đất với mục đích kiếm lời của doanh nghiệp.
  • Các khoản phải thu dài hạn: Tài sản đang bị đơn vị khác chiếm dụng, nắm giữ với thời gian trên 01 năm.
  • Tài sản dài hạn khác có thể kể đến các khoản ký cược dài hạn, chi phí về trả trước dài hạn…

Giá trị tài sản ròng của nhà thầu là gì?

Tài sản ròng là kết quả sau khi lấy giá trị của tất cả tài sản (bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính) đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ hiện chưa thanh toán.

  • Tài sản tài chính và phi tài chính sẽ bao gồm: Tiền mặt, các khoản đầu tư, bất động sản, máy móc phương tiện,…
  • Nợ hiện chưa thanh toán hay nợ phải trả sẽ bao gồm: Các khoản vay mua máy móc, phương tiện, vay ngân hàng,…

Nói đơn giản hơn, giá trị tài sản ròng là toàn bộ những gì còn lại sau khi đã trừ đi các khoản nợ.

Đối với doanh nghiệp thì tài sản ròng sẽ được hiểu rõ hơn trong hai trường hợp sau đây:

  • Trong kinh doanh đó là vốn hoặc giá trị sổ sách của chủ sở hữu riêng của doanh nghiệp, tổ chức đó.
  • Trong báo cáo tài chính: là kết quả sau khi lấy tất cả tài sản trừ đi nợ mà doanh nghiệp, tổ chức phải trả.

Cách tính giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp

Giá trị tài sản ròng không thể hiện trực tiếp trên bảng cân đối kế toán doanh nghiệp. Giá trị này sẽ phải tính dựa vào các chỉ tiêu trong bảng để xác định được giá trị tài sản ròng. Luật Hùng Sơn đưa ra công thức tính tài sản ròng như sau:

GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG CỦA DOANH NGHIỆP = TỔNG TÀI SẢN – TỔNG NỢ PHẢI TRẢ

Giá trị tài sản ròng có thể mang dấu âm (-) nếu tổng tài sản đó nhỏ hơn tổng nợ phải trả.

Tính tổng tài sản bao gồm:

  • Tài sản ngắn hạn
  • Tiền và các khoản tương đương tiền
  • Đầu tư tài chính ngắn hạn
  • Các khoản phải thu ngắn hạn
  • Hàng tồn kho
  • Tài sản ngắn hạn khác
  • Tài sản dài hạn
  • Các khoản phải thu dài hạn
  • Tài sản cố định
  • Bất động sản đầu tư
  • Tài sản dở dang dài hạn
  • Đầu tư tài chính dài hạn
  • Tài sản dài hạn khác

Tính tổng nợ phải trả

  • Nợ ngắn hạn sẽ bao gồm: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Các khoản phải trả người lao động, chi phí phải trả ngắn hạn,…
  • Nợ dài hạn: Phải trả người bán dài hạn. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn, Cổ phiếu ưu đãi,…

Trên đây là bài viết về tìm hiểu tài sản ròng là gì? Cách tính tài sản ròng của Luật Hùng Sơn. Hãy liên hệ ngay đến hotline: 19006518 Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn đang gặp phải.

 

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn