Việc khấu hao tài sản cố định là một trong những vấn đề quan tâm lớn của doanh nghiệp hiện nay. Bởi khi doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu hao và thời gian khấu hao sẽ có tác động trực tiếp đến chi phí trong kỳ của doanh nghiệp đó. Tìm hiểu khấu hao tài sản cố định là gì? Luật Hùng Sơn sẽ giới thiệu qua bài viết sau đây:
Tài sản cố định là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định về từng loại tài sản cố định như sau:
– Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có trong hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ của kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị hay các phương tiện vận tải…
– Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái về vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư một cách thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều các chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới như đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Các điều kiện để ghi nhận tài sản cố định
Căn cứ theo Điều 3, Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định bắt buộc phải đáp ứng thỏa mãn 3 yếu tố cụ thể dưới đây:
- Doanh nghiệp sẽ sử dụng tài sản cho mục đích kinh doanh và đảm bảo chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai;
- Thời gian tối thiểu để sử dụng từ một năm trở lên;
- Nguyên giá ban đầu của tài sản sẽ được xác định dựa trên hóa đơn chứng từ có giá trị từ mức là 30.000.000 đồng trở lên.
Nguyên tắc quản lý tài sản cố định?
– Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp sẽ phải có bộ hồ sơ riêng, gồm:
+ Biên bản giao nhận về tài sản cố định;
+ Hợp đồng các hoá đơn mua tài sản cố định;
+ Các chứng từ, các giấy tờ khác có liên quan.
– Mỗi tài sản cố định phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định.
– Mỗi tài sản cố định sẽ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán.
Phân loại tài sản cố định gồm những gì?
Việc phân loại hình thái vật chất của tài sản, tài sản cố định bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, hình thù rõ ràng, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
Tài sản cố định vô hình không xác định được hình thái vật chất nhưng thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ… thỏa mãn với các tiêu chí ghi nhận tài sản cố định vô hình.
Tài sản cố định của doanh nghiệp gồm những gì?
– Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Đối với các tài sản cố định hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:
Loại 1: Nhà cửa, các vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu tầu, cầu cảng, ụ triền đà.
Loại 2: Các máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ.
Loại 3: Phương tiện về vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải.
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt.
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh…; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò…
Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.
+ Tài sản cố định vô hình bao gồm: quyền sử dụng đất theo quy định theo điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư này, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Trên đây là bài viết về tìm hiểu khấu hao tài sản cố định là gì của Luật Hùng Sơn. Hãy liên hệ ngay đến hotline: 19006518 Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn đang gặp phải.