logo

Sự khác nhau giữa đăng ký bản quyền logo và đăng ký nhãn hiệu

Một đối tượng sở hữu trí tuệ có thể được bảo hộ dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Trong đó đối với một nhãn hiệu/logo có thể được bảo hộ dưới hai dạng là quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Vậy hai cách thức bảo hộ này khác nhau như thế nào? Mời các bạn cùng Luật Hùng Sơn và Cộng sự tìm hiểu sự khác nhau giữa đăng ký bản quyền và đăng ký nhãn hiệu trong bài viết dưới đây nhé!

Phân biệt đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền logo

A/ Phân biệt sự khác nhau giữa đăng ký bản quyền logo và đăng ký nhãn hiệu

Yếu tố so sánh Đăng ký nhãn hiệu Đăng ký bản quyền logo
Đối tượng Sở hữu công nghiệp: Nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng,….. Quyền tác giả, cụ thể: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Cơ quan quản lý Cục SHTT – Bộ KH&CN Cục Bản Quyền – Bộ VHTT&DL
Mục đích Phân biệt hàng hóa/dịch vụ cùng loại của mình với người khác (độc quyền)

Ví dụ:

Sản phẩm nước uống: Lavie, Aquafina, Cocacola, Pepsi,…

Chứng minh quyền sở hữu đối với tác phẩm, không phải để phân biệt hàng hóa/dịch vụ:

 

Điều kiện bảo hộ Đảm bảo không trùng hay tương tự cả về mặt hình thức và nội dung với các nhãn hiệu khác cho cùng loại sản phẩm/dịch vụ đã được nộp đơn trước Đảm bảo tính sáng tạo, tính nguyên gốc, không sao chép
Cơ chế xác lập quyền Phải đăng ký và được Cục SHTT cấp văn bằng Được bảo hộ ngay khi tác phẩm ra đời, không nhất thiết phải đăng ký.

Nếu đăng ký sẽ dễ dàng chứng minh quyền sở hữu với bên thứ ba hoặc khi xảy ra tranh chấp. Nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về bên không đăng ký hoặc đăng ký sau.

Cơ chế thẩm định Thẩm định chặt chẽ, nghiêm ngặt vì phải so sánh với các đơn đăng ký đã nộp trước đó => tiền kiểm Thẩm định nhanh vì dựa trên cam kết, cam đoan của chủ sở hữu và tác giả => Hậu kiểm
Phạm vi bảo hộ Bảo hộ về mặt nội dung cho các nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký.

Ví dụ:

logo

Nhóm 45: Tư vấn sở hữu trí tuệ, dịch vụ tranh tụng, dịch vụ nghiên cứu pháp luật, dịch vụ pháp lý.

Công ty luật khác sử dụng từ HÙNG SƠN/ HUNGSON/  HUNG SON viết dưới bất kỳ font chữ, màu sắc gì đều bị coi là  VI PHẠM.

 

Nếu Bên thứ ba dùng từ Hùng Sơn cho các dịch vụ/sản phẩm khác nhóm 45 thì vẫn được và không bị coi là vi phạm.

Bảo hộ về mặt hình thức:

Ví dụ:

logo

Công ty luật khác sử dụng từ HÙNG SƠN/ HUNGSON/  HUNG SON viết dưới font chữ, màu sắc khác => KHÔNG VI PHẠM

 

 

Không phân biệt nhóm sản phẩm dịch vụ. Nếu Bên nào đó copy logo này sử dụng cho các sản phẩm/dịch vụ khác cũng vẫn sẽ bị coi là vi phạm.

Thời gian thẩm định Luật quy định 12 tháng.

Thực tế: 24-28 tháng

20 ngày
Thời hạn bảo hộ 10 năm.

Gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm;

75 năm (đã công bố) hoặc 100 năm (chưa công bố)

⇒ Như vậy logo doanh nghiệp có thể đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu và bản quyền tác giả

B/ Ưu nhược điểm đăng ký bản quyền logo và đăng ký nhãn hiệu là gì? Và nên đăng ký hình thức nào?

I. Về ưu điểm và nhược điểm của đăng ký bản quyền Logo

1. Ưu điểm:

–  Về bản chất quyền tác giả với tác phẩm phát sinh kể từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Việc đăng ký bản quyền tác giả dựa trên sự tự nguyện, thiện chí trung thực của người đăng ký. Do đó, dễ dàng được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận;

–  Thời gian được cấp giấy chứng nhận nhanh. Do không phải trải qua quy trình thẩm định khắt khe nên thời gian để cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả nhanh chóng.

– Thời gian bảo hộ dài, đối với tác phẩm là Logo có thời hạn là 75 năm kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu. Với tác phẩm chưa công bố trong 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình, thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.

Hết thời hạn bảo hộ nói trên, tác phẩm thuộc về công chúng. Cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm logo có trách nhiệm và nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của tác giả.

2. Nhược điểm:

– Xuất phát từ cơ sở tự nguyện, cam kết của tác giả, hiện nay cũng chưa có hệ thống quản lý cũng như tra cứu độ trùng lặp của logo. Nhất là với trường hợp tác phẩm logo đó chưa được công bố. Việc đăng ký mang tính thủ tục ghi nhận quyền của tác giả, chủ sở hữu.

– Quyền với tác phẩm logo có thể bị hủy nếu có bên thứ ba chứng minh logo đã đăng ký là sao chép. Ngoài ra, nếu có tranh chấp phải trải qua thủ tục tại Tòa án, và thời gian giải quyết kéo dài.

– Được nhìn nhận dưới góc nhìn đối với tác phẩm, đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả chỉ bảo hộ dưới danh nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Như vậy, nội dung trên tác phẩm không phải đối tượng được bảo hộ độc quyền. Tức nghĩa là một bên thứ ba cũng có thể sử dụng nội dung chữ trùng, với cách bố trí, phối màu khác thì không vi phạm và khi đăng ký cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.

II. Về ưu điểm và nhược điểm khi đăng ký nhãn hiệu:

1. Ưu điểm:

– Được xem là cơ chế bảo hộ logo chặt chẽ nhất hiện nay, cụ thể: Bảo hộ nội dung chữ và nội dung hình (nếu logo có bao gồm phần chữ và phần hình).

– Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản chứng nhận doanh nghiệp và sản phâm, dịch vụ do doanh nghiệp đó cung ứng là có uy tín, đã đăng ký và được bảo hộ với Nhà nước. Từ đó, tạo lòng tin và uy tín cho người tiêu dùng, nâng cao vị thế trên thị trường;

– Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như bảo chứng cho kết quả của việc đăng ký. Là cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ khác như: Tên thương mại của doanh nghiệp; tên miền, website; Hoặc những hành vi khác lợi dụng đặt tên nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

2. Nhược điểm:

– Với cơ chế bảo hộ chặt chẽ như trên, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cần trải qua quy trình thẩm định khó khăn và phức tạp. Cục SHTT thẩm định hình thức của đơn đăng ký, sau đó công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp, sau đó thẩm định về nội dung nhãn hiệu trước khi quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp Giấy chứng nhận.

– Thời gian xử lý kéo dài, trên 12 tháng. Với quy trình thẩm định gắt gao cộng thêm lượng đơn đăng ký khổng lồ nộp vào mỗi tháng. Quy trình đăng ký nhãn hiệu kéo dài để đảm bảo khâu tra cứu, thẩm định được đảm bảo chặt chẽ.

– Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Hết 10 năm có thể gia hạn và không hạn chế số lần gia hạn.

Có thể bạn quan tâm >> Đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền, thương hiệu sản phẩm

sự khác nhau giữa đăng ký bản quyền và đăng ký nhãn hiệu

Tóm lại, mỗi đối tượng khi đăng ký sẽ có những quyền riêng biệt. Tuy nhiên đối với các tổ chức, doanh nghiệp dùng nhãn hiệu(logo) vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hoạt động mua bán… thì nên đăng ký nhãn hiệu vì chỉ có nhãn hiệu được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ mới có khả năng để phân biệt cá nhân, công ty tổ chức này với cá nhân, công ty tổ chức khác.

Công ty chúng tôi sẽ thực hiện mọi thủ tục đăng kí quyền tác giả và các loại quyền Sở hữu công nghiệp và theo dõi tình trạng hồ sơ đăng kí của khách hàng tới khi được cấp bằng. Hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn trực tiếp!

>> Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất

5/5 - (3 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn