logo

Sinh viên photo giáo trình, sách để phục vụ cho việc học tập có phải xin phép, trả tiền không?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 05-09-2019 |
  • Tin tức , |
  • 1782 Lượt xem

Nhiều khách hàng hỏi Luật Hùng Sơn về vấn đề sinh viên photo giáo trình, sách để phục vụ cho việc học tập có phải xin phép, trả tiền không? Hãy cùng Luật Hùng Sơn giải đáp thắc mắc này nhé!

Quyền sao chép tác phẩm là một trong những quyền tài sản cơ bản và quan trọng nhất của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Quyền sao chép là quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Chủ sở hữu có quyền tạo ra và phân phối một số lượng bản sao nhất định. Đối tượng được sao chép là chính các tác phẩm. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Tác phẩm văn học có thể được định hình bằng một ngôn ngữ nhất định trên giấy hoặc được truyền qua miệng như tác phẩm văn học dân gian. Quyền sao chép mang các đặc điểm của quyền tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản – quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch

 

sao chép tác phẩm

 

Người có quyền thực hiện quyền sao chép có thể là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm; chủ đầu tư cuộc biểu diễn đối với cuộc biểu diễn đã được định hình; nhà sản xuất đối với bản ghi âm, ghi hình; tổ chức phát sóng đối với bản định hình chương trình phát sóng. Đối với các chủ thể này, quyền sao chép tác phẩm và các đối tượng được bảo hộ quyền liên quan được pháp luật quy định như một quyền tài sản. Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể cho phép cá nhân, tổ chức khác sao chép tác phẩm của họ. Chủ thể thực hiện quyền sao chép còn có thể là Nhà nước trong những trường hợp sao chép vì mục đích bảo vệ an ninh quốc phòng, vì lợi ích công cộng.

Để cân bằng và kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích công cộng, Luật SHTT đã quy định trường hợp ngoại lệ, ngoài các chủ thể nói trên có quyền sao chép tác phẩm, các chủ thể khác được phép sao chép tác phẩm trong phạm vi nhất định mà không phải xin phép, không phải trả nhuận bút, thù lao thuộc trường hợp quy định tạo khoản 1 Điều 25 Luật SHTT: “Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân”. Và khoản 1 Điều 25 Nghị định 100/2006-NĐCP giải thích: “Tự sao chép một bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại”.

Mục đích sao chép của các chủ thể này là để phục vụ mục đích nghiên cứu, lưu trữ mà không nhằm mục đích thương mại. Có nhiều cách thức thực hiện quyền sao chép: thực hiện quyền sao chép thông qua chép tay, xuất bản, thông qua các phương tiện hiện đại như má photocopy, máy fax, các loại đĩa DVD, CD, thông qua các trang mạng xã hội…

=> Vì thế, sinh viên photo giáo trình, sách để phục vụ cho việc học tập mà không phải xin phép, trả tiền cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Tuy nhiên, để thực hiện quyền sao chép không phải trả tiền thù lao một cách hợp pháp, được pháp luật cho phép, theo đúng tinh thần điều luật, những người không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, cụ thể ở đây là sinh viên cần đáp ứng đủ 3 điều kiện:

Thứ nhất: pháp luật chỉ cho phép sao chép tác phẩm nói chung (photocopy nói riêng) không quá một bản trong trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.

Thứ hai, hành vi (photocopy) không nhằm mục đích thương mại.

Thứ ba, sự sao chép đó không được làm phương mại tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả. Khoản 2 Điều 25 Luật SHTT quy định: “Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm,không gây phương hại đến các quyền của tác giả,chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc,xuất xứ của tác phẩm.”

Trên đây là những thông tin hữu ích cho bạn đọc về trường hợp sao chép, sử dụng tác phẩm không phải xin phép, trả tiền mà Luật Hùng Sơn muốn chia sẻ cho bạn.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ hotline của công ty Luật Hùng Sơn theo số 1900 6518 (từ 8:00 -18:00)

♦ Tư vấn ngoài giờ hành chính: 0964509555 – 0969 32 99 22

♦ Địa chỉ văn phòng ở Hà Nội: Phòng C415, Tòa nhà Sông Đà Mỹ Đình, Cầu Giấy, Hà Nội.

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top