Quyền nhân thân là gì, quy định về quyền nhân thân?

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 26-01-2022 |
  • Tin tức , |
  • 545 Lượt xem

Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân khác nhau. Vậy quyền nhân thân là gì? Quyền nhân thân tiếng anh là gì? Pháp luật quy định như thế nào về quyền nhân thân? Bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề liên quan đến quyền nhân thân.

Quảng cáo

Quyền nhân thân là gì?

Theo quy định tại khoản 1 điều 25 Bộ Luật Dân sự 2015 thì quyền nhân thân là một quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân mà không thể chuyển giao cho người khác, trừ những trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự có liên quan đến quyền nhân thân của người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quyết định của Tòa án hoặc theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người đã chết, người bị tuyên bố mất tích phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người đã chết, người bị tuyên bố mất tích trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Quyền nhân thân tiếng Anh là gì?

Quyền nhân thân trong tiếng Anh là Moral rights.

quyền nhân thân là gì

Đặc điểm của quyền nhân thân

Thứ nhất, quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản, mỗi cá nhân có quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định pháp luật.

Quyền nhân thân không được biểu hiện qua vật chất và không thể quy đổi ra được thành tiền, theo đó thì quyền nhân thân không thể định đoạt và chuyển nhượng cho bất cứ ai. Mỗi cá nhân đều bình đẳng về quyền nhân thân và được pháp luật bảo vệ khi có vấn đề phát sinh xâm phạm đến quyền nhân thân.

Thứ hai, quyền nhân thân được gắn liền với mỗi chủ thể và không thể chuyển cho bất kì ai khác.

Quảng cáo

Quyền nhân thân không bị chi phối hoặc phụ thuộc với bất kỳ yếu tố nào như về  địa vị, trình độ, độ tuổi hoặc giới tính,..

Phân loại quyền nhân thân

Dựa vào căn cứ phát sinh quyền nhân thân, có thể phân loại quyền nhân thân thành:

  • Nhóm các quyền nhân thân gắn với tài sản.
  • Nhóm các quyền nhân thân không gắn với tài sản.

Dựa vào đối tượng của quyền, quyền nhân thân được phân thành các nhóm sau đây:

  • Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể.
  • Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân.
  • Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể.
  • Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình của cá nhân.
  • Nhóm các quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.

Dựa vào thời gian bảo hộ quyền nhân thân thì quyền nhân thân được phân loại thành:

  • Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn.
  • Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân

Tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định 62/2021/NĐ-CP có quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân bao gồm:

  • Quan hệ vợ, chồng: Đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân…
  • Quan hệ cha, mẹ, con: quyết định nhận cha mẹ con, giấy khai sinh, quyết định nuôi con nuôi…
  • Quan hệ anh, chị, em ruột: Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Giấy khai sinh, …
  • Quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại, cô, dì, chú bác ruột, anh, chị, em ruột, người giám hộ: Giấy xác định của Ủy ban nhân dân cấp xã, Quyết định cử người giám hộ, …
  • Người chưa thành niên: thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh, hộ chiếu còn thời hạn…
  • Không còn cha, mẹ: quyết định của Tòa tuyên bố cha mẹ mất tích, chết, Giấy chứng tử của cha, mẹ,…

Quy định về quyền nhân thân như thế nào?

Quyền nhân thân trong bộ luật dân sự

  • Quyền có họ, tên ( Điều 26 BLDS 2015): 
  • Quyền thay đổi họ (Điều 27 BLDS 2015): 
  • Quyền thay đổi tên (Điều 28 BLDS 2015): 
  • Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29 BLDS 2015):
  • Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30 BLDS 2015): 
  • Quyền đối với quốc tịch (Điều 31 BLDS 2015): 
  • Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32 BLDS 2015): 
  • Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 33 BLDS 2015):
  • Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34 BLDS 2015): 
  • Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Điều 35 BLDS 2015):
  • Quyền xác định lại giới tính (Điều 36 BLDS 2015): 
  • Chuyển đổi giới tính (Điều 37 BLDS 2015): 
  • Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38 BLDS 2015): 
  • Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình (Điều 39 BLDS 2015):

Quyền nhân thân trong Luật sở hữu trí tuệ

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác cắt xén, sửa chữa hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Trên đây là những thông tin pháp lý về quyền nhân thân của mỗi cá nhân như quyền nhân thân là gì,… Mọi thắc mắc có liên quan đến quyền nhân thân vui lòng liên hệ hotline 19006518 để được giải đáp.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn