Hiện nay, các sản phẩm dinh dưỡng và sữa cho trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của các gia đình, bởi đây là sản phẩm quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì thế việc xác nhận nội dung quảng cáo sữa được quy định nghiêm ngặt hơn so với các sản phẩm khác. Dưới đây là một số quy định về xin giấy phép quảng cáo sữa trên truyền hình bạn hãy tham khảo.
1. Điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo sữa
Các cá nhân, tổ chức kinh doanh sữa và các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em cần nắm rõ các quy định về xin giấy phép quảng cáo sau:
♦ Điều kiện quảng cáo sữa:
- Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp;
- Đối với sản phẩm sữa và dinh dưỡng sản xuất trong nước cần có giấy chứng nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; đối với sản phẩm nhập khẩu phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành sản phẩm.
Xem thêm >>> Quy trình xin giấy phép quảng cáo trên Internet
♦ Điều kiện nội dung quảng cáo sữa:
– Nội dung quảng cáo sữa cho trẻ phải phù hợp với giấy xác nhận công bố phù hợp hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy quy định an toàn thực phẩm;
– Có đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
– Quảng cáo sữa cho trẻ phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
- Tên địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm đưa sữa ra thị trường;
- Tên sản phẩm sữa dùng cho trẻ;
- Đặc biệt, quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải đảm bảo yêu cầu: Phần đầu quảng cáo phải có : “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”, nội dung quảng cáo phải nêu rõ “ Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi”
– Đơn vị xin cấp phép quảng cáo là đơn vị đứng tên trên giấy xác nhận công bố hợp quy quy định an toàn thực phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy xác nhận công bố hợp quy ủy quyền bằng văn bản;
2. Quy định về xin giấy phép quảng cáo sữa trên truyền hình
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo sữa trên truyền hình:
- Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sữa ( theo mẫu quy định);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Nội dung xác nhận quảng cáo sữa cho trẻ em trên truyền hình: cần có 1 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình và file mềm kèm theo 3 kịch bản dự kiến quảng cáo; trong đó có miêu tả rõ nội dung và phần hình ảnh, phần lời và phần nhạc;
- Giấy xác nhận công bố hợp quy quy định an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng có thẩm quyền;
- Mẫu nhãn sản phẩm sữa đã được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận trong trường hợp pháp luật quy định sản phẩm sữa phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt;
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm sữa đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận;
- Tài liệu chứng minh công dụng, tính năng và thông tin của sản phẩm trong trường hợp nội dung quảng cáo không có bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan chức năng xác nhận;
Lưu ý:
- Giấy tờ trong hồ sơ phải còn hiệu lực; tài liệu trong hồ sơ phải có dấu và dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
- Tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự quy định về xin giấy phép quảng cáo; có trang bìa và danh mục tài liệu, giữa các phần có phân cách nhau bằng giấy màu;
- Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4.
3. Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo sữa:
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo sữa cho trẻ em được tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Nộp đơn xin cấp phép quảng cáo sữa tại Cục an toàn thực phẩm;
Bước 2: Xem xét hồ sơ:
Sau khi bộ phận tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu quy định về xin giấy phép quảng cáo tại Phụ lục 03 của Thông tư 09/2015/TT-BYT. Đối với trường hợp từ chối cấp phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do từ chối.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có văn bản đề nghị bổ sung, sửa đổi. Doanh nghiệp có tối đa 90 ngày để sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Quá thời hạn hồ sơ đề nghị cấp phép quảng cáo sẽ hết giá trị
Bước 3: Công bố kết quả và cáo giấy phép quảng cáo sữa cho trẻ em.
Bên cạnh đó, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử danh mục sản phẩm thuộc thẩm quyền phụ trách được cấp giấy phép quảng cáo.
Để được tư vấn thêm quy định về xin giấy phép quảng cáo sữa và các sản phẩm dinh dưỡng trên truyền hình, quý khách vui lòng liên hệ với Hotline 0964 023 333 của Luật Hùng Sơn để được luật sư tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của quý khách một cách tốt nhất.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023