Quận huyện là gì? Sự khác nhau như thế nào?

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 07-01-2023 |
  • Tin tức , |
  • 168 Lượt xem

Quận huyện là gì? Tổ chức chính quyền Việt Nam hiện nay được chia thành chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Trong đó, quận, huyện là đơn vị hành chính được phân cấp dựa vào các yếu tố mật độ dân số, tình hình phát triển của kinh tế – xã hội. Dưới đây, Luật Hùng Sơn sẽ gửi đến bạn đọc những vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật về Quận Huyện là gì?

Quảng cáo

Quận là gì?

Theo quy định, Quận là đơn vị hành chính ở nội thành thành phố trực thuộc trung ương, giữa cấp thành phố và cấp phường.

Huyện là gì?

Theo quy định, Huyện là đơn vị hành chính địa phương cấp hai ở khu vực nông thôn của Việt Nam. Thuật ngữ “cấp huyện” thường được dùng để chỉ toàn bộ cấp hành chính địa phương thứ hai, nghĩa là bao gồm cả thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện và thị xã.

Sự khác nhau giữa quận huyện là gì?

+ Đối với Quận

Quận được coi là cấp hành chính tương đương với cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và nội dung quản lí nhà nước, nhất là quản lí nhà nước về kinh tế của quận khác với huyện. Đồng thời, kinh tế trên địa bàn quận cũng không tách khỏi cơ cấu kinh tế chung của thành phố và đồng thời không có cơ cấu kinh tế quận riêng biệt.

Nội dung quản lí trên lãnh thổ của cấp quận đối với các doanh nghiệp của trung ương và thành phố đặt tại quận hẹp hơn. Nhưng nội dung quản lí thị trường, trật tự, an ninh, an toàn xã hội… của quận quan trọng và phức tạp hơn so với huyện; nội dung và yêu cầu kế hoạch lãnh thổ cũng như kế hoạch địa phương của quận không bao quát như ở huyện, những vấn đề như kế hoạch sản xuất, thương nghiệp, dịch vụ… gắn với kế hoạch và sự quản lí của thành lí của cấp quận khác với cấp huyện. p luật hiện hành, ngoài

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngoài các nhiệm vụ tương tự như quy định đối với chính quyển quận thực hiện các nhiệm vụ có tính đặc trưng sau:

– Tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố;

– Quản lí và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ;

– Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở đô thị; tổ chức thực hiện các quyết địh về xử lí vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật;

– Quản lí, kiểm tra việc sử dụng các công trình công cộng do thành phố giao trên địa bàn quận. Quận là đơn vị hành chính được quy định chính thức từ Hiến pháp năm 1980, trước đó gọi là khu phố.

+ Đối với Huyện

Quảng cáo

Huyện được chia thành các xã và ít nhất là một thị trấn nơi chính quyền huyện đặt cơ quan hành chánh. Cấp huyện là một thuật ngữ khác được dùng để chỉ các đơn vị hành chánh tương đương với huyện gồm có huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

Phân cấp hành chính của Việt Nam hiện nay

Tiêu chí phân loại đơn vị hành chính

Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.

– Về diện tích tự nhiên:

Nông thôn là một địa bàn rộng lớn bao gồm các vành đai bao quanh, bao gồm cả vùng sâu, vùng xa, vùng ven biên giới. Nông thôn được tổ chức trên đơn vị hành chính lãnh thổ hình thành một cách tự nhiên. Ngược lại, đô thị được tổ chức trên đơn vị hành chính lãnh thổ hình thành một cách nhân tạo. Lãnh thổ hành chính tự nhiên là lãnh thổ hình thành một cách tự nhiên mà không do Nhà nước sắp xếp phân chia mà đó là sản phẩm của quá trình hình thành và phát triển tự nhiên của các cộng đồng tùy thuộc vào đặc điểm dân cư, địa lý, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa và lịch sử.

– Về quy mô dân số:

Mật độ dân cư sống ở nông thôn thấp hơn đô thị. Các khu dân cư ở nông thôn thường được tổ chức thành các làng, bản với những đặc thù nhất định. Đặc điểm chung của cộng đồng dân cư nông thôn là sự gắn bó trên cùng một địa bàn cư trú, sinh sống gần gũi, liên kết với nhau.

– Về trình độ phát triển kinh tế – xã hội:

Khác với đô thị, hoạt động kinh tế chủ yếu ở nông thôn là nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và một số ngành nghề thủ công truyền thống. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn thường thấp hơn đô thị. Cơ cấu dân cư ở nông thôn chủ yếu là nông dân và hộ gia đình. Trình độ văn hóa của người dân nông thôn nhìn chung thấp hơn so với đô thị.

– Về các yếu tố đặc thù:

Người dân nông thôn có mối quan hệ họ hàng và láng giềng chặt chẽ do sinh sống gần nhau và có sự giao lưu trực tiếp ở cuộc sống và lao động sản xuất. Nền văn hóa nông thôn không thuần nhất với các cộng đồng dân tộc khác nhau cùng chung sống. Ở nông thôn, tuy thành phần dân cư đơn giản nhưng cấu trúc cộng đồng liên kết thành một mạng lưới với nhiều hình thức. Đó có thể là các tổ chức tự quản, điều hành hoạt động trên tinh thần hợp tác, tương trợ lẫn nhau.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến quận huyện là gì mà Luật Hùng Sơn gửi đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu cần hỗ trợ tư vấn thêm, quý khách liên hệ theo hotline 19006518 để được tư vấn. 

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn