Quan hệ pháp luật hành chính là gì? Là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật. Vậy khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật này được hiểu như thế nào? Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn phân tích khái niệm, chủ thể, khách thể và lấy ví dụ cụ thể qua bài viết dưới đây.
Quan hệ pháp luật hành chính là gì?
Quan hệ pháp luật hành chính có thể hiểu là quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình quản lý hành chính của Nhà nước và được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chính.
Tùy vào từng tiêu chí mà quan hệ pháp luật hành chính được phân thành nhiều loại khác nhau như:
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa các chủ thể, các quy phạm pháp luật:
- QHPL hành chính nội bộ: Phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức
- QHPL hành chính liên hệ: Phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức.
- Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể:
- Quan hệ nội dung: Là loại trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đó. Các quan hệ này do quy phạm nội dung điều chỉnh
- Quan hệ thủ tục: Hình thành trong quá trình các chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ trong các quan hệ nội dung.
- Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hệ hành chính về:
- Kinh tế,
- Văn hóa,
- Trật tự an toàn xã hội…
Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính
Ngoài các đặc điểm chung của quan hệ pháp luật quan hệ pháp luật hành chính cũng có những đặc điểm riêng biệt như sau:
Hình thành trong quá trình quản lý hành chính
Các quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu chỉ phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, luôn gắn liền với hoạt động chỉ đạo, điều hành của nhà nước, chúng vừa thể hiện lợi ích của các bên tham gia quan hệ vừa thể hiện những yêu cầu và mục đích của hoạt động chấp hành – điều hành.
Có chủ thể đa dạng
Trong quan hệ pháp luật hành chính, pháp luật hành chính có thể phát sinh giữa tất cả các loại chủ thể như cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, người nước ngoài…nhưng ít nhất một bên trong quan hệ phải là cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan nhà nước khác hoặc tổ chức, cá nhân được trao quyền quản lý.
Quyền và nghĩa vụ các bên tương ứng nhau
Trong quan hệ pháp luật hành chính thì quyền của bên này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại, đây chính là sự khác biệt với các quan hệ khác.
Ví dụ, trong quan hệ pháp luật dân sự các bên chủ thể sẽ vừa mang quyền đồng thời vừa mang nghĩa vụ với nhau. Còn quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do đề nghị hợp pháp của bất kỳ bên nào, sự thoả thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc cho sự hình thành quan hệ.
- Quan hệ pháp luật hành chính là mối quan hệ mang tính phục tùng, điều thể hiện sự bất bình đẳng về ý chí giữa các bên chủ thể tham gia quan hệ.
- Phần lớn những tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính sẽ được giải quyết theo thủ tục hành chính.
- Các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính mà có hành vi vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cho dù người vi phạm có là chủ thể đặc biệt hay là chủ thể thường thì khi tham gia quan hệ này nếu vi phạm thì đều có nguy cơ chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước.
Các tranh chấp trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo trình tự thủ tục hành chính.
Các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính phần lớn được giải quyết theo trình tự, thủ tục hành chính và chủ yếu thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước. Các bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước nhà nước chứ không phải chịu trách nhiệm trước bên kia của quan hệ pháp luật hành chính.
Thành phần của quan hệ pháp luật hành chính
Chủ thể
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những bên tham gia vào quan hệ này, có năng lực chủ thể có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính bao gồm: Cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch.
Trong đó, có một loại chủ thể luôn luôn hiện diện trong mọi quan hệ pháp luật hành chính: Chủ thể quản lý – bên có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước.
Năng lực chủ thể trong quan hệ này là khả năng pháp lí của cơ quan tổ chức cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật đó gồm:
- Năng lực pháp luật hành chính : Là khả năng của cá nhân tổ chức được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định do nhà nước quy định.
- Năng lực hành vi hành chính: Là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho tổ chức, cá nhân bằng hành vi của mình có thể thiết lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí.
Kết luận: năng lực pháp luật và năng lực hành vi là 2 thuộc tính pháp lí do nhà nước thừa nhận xuất hiện từ khi cá nhân, tổ chức được sinh ra, thành lập và mất đi khi chết, giải thể.
Khách thể
Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là lợi ích vật chất hoặc tinh thần hay hoạt động chính trị – xã hội mà các bên tham gia quan hệ này đạt được bằng hành vi tích cực của mình. Các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với các lợi ích khác nhau nhưng các lợi ích đó chỉ được đảm bảo khi chúng phù hợp với các trật tự quản lý hành chính nhà nước.
Là trật tự quản lí hành chính tượng ứng với từng lĩnh vực phát sinh trong quan hệ pháp luật đó.
Nội dung
Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia dựa theo quy định pháp luật hành chính.
Điểm khác trong nội dung quan hệ pháp luật hành chính là chủ thể bắt buộc trong quan hệ pháp luật hành chính có quyền yêu cầu các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật phải tuân theo. Các chủ thể khác chỉ được quyền yêu cầu, kiến nghị, được thông tin, được bảo vệ,…
Với các chủ thể bắt buộc thì quyền sẽ đồng thời là nghĩa vụ pháp lý chủ thể này phải thực hiện bởi khi thực hiện thẩm quyền các chủ thẻ này không thể trốn tránh được. Còn các chủ thể khác trong quan hệ phát luật hành chính có quyền và nghĩa vụ độc lập, ví dụ như nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của chủ thể bắt buộc.
Cơ sở phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh, thay đổi hay chấm dứt khi có đủ 3 điều kiện:
- Quy phạm pháp luật hành chính là cơ sở ban đầu cho sự phát sinh/ thay đổi/ chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Ví dụ: Pháp lệnh công chức quy định nghĩa vụ ,trách nhiệm và quyền của công chức
- Năng lực chủ thể: là khả năng của một chủ thể pháp luật hành chính, có thể tự mình tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính. Ví dụ: Điều 29 pháp lệnh sử lí vi phạm hành chính năm 2002 ( sửa đổi bổ sung 2007). Quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: 1. Phạt cảnh cáo. 2. phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
- Sự kiện pháp lý hành chính: Là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện thay đổi chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh/ thay đổi/ chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.
- Sự biến: Là những sự kiện sảy ra theo quy luật khách quan kô chịu sự chi phối của con người mà việc xuất hiện thay đổi chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh/ thay đổi/ chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Ví dụ: Khi có bão lụt thì cơ quan phòng chống lụt bão có thẩm quyền ra công văn khẩn cấp để phòng chống lụt bão,phối hợp với các cơ quan khác.
- Hành vi: Là sự kiện pháp lí chịu sự chi phối của ý chí con người,mà việc thực hiện hay kô thực hiện chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh/ thay đổi/ chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Ví dụ: Hành vi khiếu nại là căn cứ để phát sinh quan hệ pháp luật hành chính về khiếu nại giữa người khiếu nại và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính là chủ thể trong quan hệ này
Mối quan hệ: Quy phạm pháp luật hành chính và năng lực chủ thể là điều kiện cần. Sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện đủ để làm phát sinh/ thay đổi/ chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
Ví dụ về quan hệ pháp luật hành chính
Để hiểu rõ hơn về quan hệ pháp luật hành chính chúng ta cũng phần tích các ví dụ sau:
- Ví dụ QHPL hành chính nội bộ: Quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan nhà nước với các cá nhân dưới quyền trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm, kỷ luật công chức.
- Ví dụ QHPL hành chính liên hệ: Quan hệ giữa cảnh sát giao thông và người vi phạm luật giao thông. Như vậy cảnh sát giao thông là cán bộ trong bộ máy nhà nước đồng thời là chủ thể xử phạt vi phạm hành chính.
- Ví dụ quan hệ nội dung: Quan hệ giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện với Chánh thanh tra huyện, khi tiến hành thủ tục cách chức đối với Chánh thanh tra huyện, và thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh (khoản 2 điều 20 Luật thanh tra ngày 15/6/2004 quy định Chánh thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh).
- Ví dụ quan hệ thủ tục: Quan hệ giữa thủ tướng chính phủ Việt Nam với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ của chính phủ được phát sinh khi bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện việc kiến nghị với Thủ tướng chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương trái với các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước hoặc của các bộ/ cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ/ cơ quan ngang bộ phụ trách.
- Ví dụ quan hệ pháp luật hành chính về kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội…: Chính phủ cử một đoàn thanh tra về kiểm tra việc thực hiện một đề án mà Chính phủ mới phê chuẩn tại một địa phương hay cảnh sát giao thông xử phạt một vi phạm hành chính của một cá nhân đi sai luật giao thông. Khác với hai căn cứ trước đó, ở căn cứ này, chỉ có một bên là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính, còn bên kia là cá nhân, tổ chức.
Trên đây là những nội dung cơ bản về quan hệ pháp luật hành chính . Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn để được tư vấn cụ thể và chi tiết.
- CÔNG TY LUẬT TNHH HÙNG SƠN VÀ CỘNG SỰ
- VP Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội ( Bản đồ )
- VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh ( Bản đồ )
- Website: luathungson.vn
- Email: info@luathungson.com
- Hotline: 1900 6518
Quan hệ giữa cán bộ xã và cá nhân là quan hệ hành chính. Nhận định này đúng hay sai. Tại sao?