Pháp lệnh là gì, thẩm quyền ban hành pháp lệnh? Để tìm hiểu kỹ hơn về nội dung này, bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau của Luật Hùng Sơn nhé!
Pháp lệnh là gì, lấy ví dụ?
Pháp lệnh được hiểu là văn bản quy phạm pháp luật ban hành bởi Uỷ ban thường vụ Quốc hội, quy định các vấn đề mà Quốc hội giao. Về thứ bậc thì được coi pháp lệnh là văn bản dưới luật, giá trị pháp lý thì sau Hiến pháp, luật và là loại văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống những văn bản quy phạm pháp luật sau luật.
Pháp lệnh được xem là có giá trị khi được trên nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết đồng ý và được thông qua. Sau khi đó, pháp lệnh có hiệu lực tính kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố (chậm nhất là 15 ngày tính kể từ ngày được thông qua) loại trừ trường hợp ngày có hiệu lực được quy định trong tại pháp lệnh đó hay là Chủ tịch nước cần trình Quốc hội biểu quyết lại.
Những mối quan hệ xã hội trong pháp lệnh thường được biết đến là những quan hệ quan trọng. Có nội dung cơ bản nhưng chưa có yếu tố quyết định hoặc là chưa được Quốc hội quy định. Sau một thời gian nhất định có thể xem xét được nâng lên thành luật.
Ví dụ như là: Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 về Ưu đãi người có công với cách mạng được ban hành ngày 09/12/2020;
Hay như Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013 được ban hành bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Pháp lệnh trong tiếng anh là gì?
Pháp lệnh trong tiếng Anh được định nghĩa là Ordinance.
Thẩm quyền ban hành pháp lệnh?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định các vấn đề mà Quốc hội giao.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh nhằm mục đích quy định các vấn đề được Quốc hội giao.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết với mục đích quy định:
Giải thích về Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Tạm ngưng hay là kéo dài thời hạn áp dụng một hoặc toàn bộ pháp lệnh, nghị quyết do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành để đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phát triển về kinh tế – xã hội.
Việc bãi bỏ các pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội ở kỳ họp gần nhất.
Tổng động viên hay động viên cục bộ; thực hiện ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc là ở từng địa phương.
Hướng dẫn những hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Nội dung chính của pháp lệnh là gì?
Một pháp lệnh thông thường sẽ có những nội dung chính như sau:
- Cơ sở để ban hành pháp lệnh.
- Các nội dung chính: những quy định chung và quy định cụ thể. Nội dung quy định cụ thể thường sẽ quy định về các hành vi đối tượng điều chỉnh, hành vi của những cán bộ công chức, các hành vi chế tài,…
- Về phần kết thúc của pháp lệnh: có các nội dung điều khoản bị bãi bỏ hay sửa đổi hoặc điều khoản có hiệu lực,…
Phân biệt của pháp lệnh và Luật
Giữa Pháp lệnh và luật có các đặc điểm khác biệt như sau:
-
Thứ nhất, Tính ổn định
Luật là văn bản có tính chất ổn định cao, mỗi văn bản luật được soạn thảo và được ban hành mang tầm nhìn chiến lược và giúp phát triển của xã hội, cho thấy được tầm nhìn của những nhà làm luật. Có thể thấy thời gian văn bản luật mà có hiệu lực càng lâu thì văn bản luật đó càng mang lại thành công.
Ngược lại, Pháp lệnh lại điều chỉnh các quan hệ có tính ổn định thấp và dễ thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn. Vậy nên, hầu hết hiệu lực của các pháp lệnh ngắn hơn so với văn bản Luật. Khi các quan hệ đó ổn định và căn cứ vào tình hình phát triển tại thời điểm đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành ban hành Luật để thay thế.
-
Thứ hai, Quan hệ xã hội điều chỉnh
Cả hai cùng điều chỉnh những quan hệ xã hội rất quan trọng, tuy nhiên, Luật thì điều chỉnh những quan hệ xã hội có tính ổn định cao hơn, khó thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định. Pháp lệnh điều chỉnh các quan hệ có tính ổn định thấp và dễ dàng thay đổi trong thời gian ngắn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Sơn để giải đáp câu hỏi Pháp lệnh là gì, thẩm quyền ban hành pháp lệnh? Hi vọng bạn đọc đã tìm được những thông tin hữu ích. Trong trường hợp cần tư vấn chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 19006518 để được hỗ trợ.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023