Dù đã có rất nhiều website hướng dẫn đăng ký kinh doanh nhưng khi thực hiện rồi nhiều chủ đầu tư vẫn gặp những trục trặc phát sinh về giấy tờ, quy trình,… Vì vậy Luật Hùng Sơn sẽ chia sẻ với các chủ đầu tư những thông tin cần thiết nhất để thực hiện đăng ký kinh doanh dễ dàng.
A/ Các văn bản hướng dẫn đăng ký kinh doanh bạn nên tìm đọc
Theo Luật doanh nghiệp 2014, các văn bản hướng dẫn đăng ký hoạt động kinh doanh gồm:
- Nghị định 50/2016/NĐ-CP: về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch & đầu tư.
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP: về đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định 81/2015/NĐ-CP: về công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước.
- Nghị định 96/2015/NĐ-CP: về hướng dẫn Luật doanh nghiệp.
- Thông tư 127/2015/TT-BTC: về hướng dẫn cấp mã số doanh nghiệp mới thành lập và phân công các cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp.
Khi đã đọc và hiểu những nghị định, thông tư này thì chắc chắn chủ đầu tư sẽ không còn bỡ ngỡ hay gặp trở ngại khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh nữa.
B/ Những lưu ý khi đăng ký hoạt động kinh doanh nên biết
1. Doanh nghiệp cần nộp những loại thuế, phí nào?
Từ khi bắt đầu thành lập cho đến hoạt động công khai hay phá sản, giải thể thì doanh nghiệp bắt buộc phải nộp một số loại thuế, phí theo quy định. Cụ thể được phân thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: thuế trong quá trình đăng ký thành lập
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo Thông tư 176/2012/TT-BTC quy định là 200.000đ/ lần đăng ký đối với doanh nghiệp mới hoặc doanh nghiệp cần thay đổi nội dung giấy chứng nhận.
Giai đoạn 2: thuế trong quá trình hoạt động
Trong quá trình hoạt động thì doanh nghiệp cần đóng nhiều loại thuế, phí hơn hẳn. Bao gồm:
- Thuế môn bài
- Thuế TNDN (thu nhập doanh nghiệp)
- Thuế GTGT (giá trị gia tăng)
- Thuế XNK (xuất nhập khẩu)
- Thuế tài nguyên
- Thuế bảo vệ môi trường
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế sử dụng đất
Giai đoạn 3: thuế phá sản doanh nghiệp
Chi phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho doanh nghiệp là 1 triệu đồng theo căn cứ Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009. Ngoài ra doanh nghiệp phải nộp thêm phí quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo Luật phá sản 2014.
Chi tiết các khoản chi phí khi doanh nghiệp bị phá sản, bạn có thể liên hệ với Luật Hùng Sơn để được tư vấn cụ thể, chính xác nhất.
2. Đặt tên nào cho doanh nghiệp cũng được?
Tên của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành lập công ty. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà tên doanh nghiệp cần có tiền tố khác nhau, chẳng hạn Công ty TNHH, Công ty CP,… và phải đảm bảo tên đó không bị trùng với tên các DN đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia.
Đặc biệt tránh sử dụng tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, từ ngữ hay ký hiệu vi phạm truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Chuẩn bị giấy tờ nào để trình khi cơ quan BHXH xuống kiểm tra
Nhiều chủ đầu tư tỏ ra lúng túng khi không biết phải trình giấy tờ nào nếu có cơ quan bảo hiểm xã hội xuống kiểm tra doanh nghiệp. Thực chất cơ quan này có trách nhiệm kiểm tra xem doanh nghiệp có chấp hành đúng quy định về BHXH, BHYT, BHTN hay không. Việc kiểm tra này hoàn toàn có thể diễn ra đột xuất nên chủ đầu tư cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ như:
- Hồ sơ đăng ký tham gia đóng BHXH, BHYT.
- Giấy nộp tiền đóng BHXH, BHYT.
- Các chứng từ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT.
- Bảng lương toàn bộ nhân viên công ty.
- Hợp đồng lao động.
- Danh sách trả lương.
- Bản photo sổ BHXH của người lao động.
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động.
- Khai trừ sử dụng lao động.
Các hồ sơ, giấy tờ này đều được căn cứ theo Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015. Ngoài ra còn một số vấn đề khác như doanh nghiệp thanh toán qua thẻ, báo cáo giải trình lao động,… thì bạn hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để được các luật sư đầu ngành của chúng tôi tư vấn cụ thể nhé.
- Hotline liên hệ: 0964509555 – 0969 329 922 (Tồng đài tư vấn luật miễn phí : 1900.6518)
- Địa chỉ: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023