Nhập khẩu mỹ phẩm cần giấy phép gì?

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 23-12-2020 |
  • Giấy phép , |
  • 1432 Lượt xem

Nhu cầu làm đẹp tăng cao, cùng với đó hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm trở nên sôi động. Vậy khi nhập khẩu mỹ phẩm cần giấy phép gì? Nhập khẩu hàng hóa là mỹ phẩm có phức tạp không?

Quảng cáo

Luật Hùng Sơn và bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua việc giải đáp thắc mắc của chị Ánh Minh đối với hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm.

Chị Ánh Minh – Hà Nội có hỏi:

“Thưa luật sư, tôi là Ánh Minh, hiện nay tôi đang điều hành một công ty nhập khẩu hàng ngoại nhập. Công ty chúng tôi đang có dự định nhập khẩu và phân phối một số sản phẩm Mỹ Phẩm xuất xứ Pháp vào thị trường Việt Nam. Luật sư cho tôi hỏi, để tiến hành nhập khẩu mỹ phẩm công ty chúng tôi cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ gì và làm thủ tục tại đâu? Chi phí dự kiến để làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm là bao nhiêu? Rất cảm ơn và mong sớm nhận được tư vấn từ Luật sư!”

Luật sư tư vấn:

Luật Hùng Sơn cảm ơn Chị Ánh Minh đã quan tâm, tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Hùng Sơn. Dựa trên những thông tin Chị Ánh Minh cung cấp, chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

Cơ sở pháp lý, định nghĩa mỹ phẩm nhập khẩu?

Mỹ phẩm – một trong những mặt hàng được tiêu dùng phổ biến hiện nay. Là một mặt hàng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm cũng trở nên sôi động và phát triển mạnh mẽ.

Về cơ sở pháp lý của việc nhập khẩu mỹ phẩm được quy định tại:

Theo Thông tư 06/2011, “Mỹ phẩm” được hiểu là “Một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.”

Một số sản phẩm mỹ phẩm phổ biến như: Kem dưỡng da mặt, bộ kit sản phẩm dưỡng da, son dưỡng môi, son môi màu, nước hoa, sơn móng tay, sơn móng chân, kem nền, mascara …

Nhập khẩu mỹ phẩm cần giấy phép gì?

Công bố mỹ phẩm điều kiện bắt buộc để nhập khẩu mỹ phẩm

Theo quy định hiện hành, Mỹ phẩm nhập khẩu không buộc phải xin phép. Tuy nhiên là một mặt hàng đặc thù, cần thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu với cơ quan quản lý là Cục quản lý dược thuộc Bộ Y tế. Ngoài ra cá nhân, tổ chức đó cũng phải chịu toàn bộ trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm mà mình đưa ra lưu thông, phân phối vào thị trường. Sau khi mỹ phẩm được đưa vào lưu thông, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra hậu mại.

Như vậy, để tiến hành phân phối mỹ phẩm nhập khẩu cần trải qua 2 bước:

  • Công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu;
  • Làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm Hải quan.

Ngoại lệ: Một số trường hợp đặc biệt không buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu, bao gồm:

  • Sản phẩm Mỹ phẩm nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, kiểm nghiệm;
  • Sản phẩm Mỹ phẩm nhập khẩu nhằm mục đích làm quà, biếu, tặng;
  • Sản phẩm Mỹ phẩm nhập khẩu để phục vụ hoạt động trưng bày tại triển lãm, hội chợ…

Quy trình, thủ tục và hồ sơ để mỹ phẩm nhập khẩu được phân phối tại Việt Nam mới nhất.

Để có thể nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm nhập khẩu bạn cần tiến hành làm thủ tục theo hướng dẫn sau:

thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Bước 1: Làm thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu

Cơ quan có thẩm quyền: Cục quản lý dược – Bộ Y tế

Hồ sơ cần chuẩn bị:

Quảng cáo
  • 02 bản phiếu Công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu theo Mẫu tại Phụ lục 01-MP (Thông tư 06/2011).
  • 01 Bản gốc hoặc 01 Bản sao chứng thực Giấy ủy quyền của Nhà sản xuất/Chủ sở hữu sản phẩm cho Tổ chức/Cá nhân có trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, phân phối tại Việt Nam
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Còn gọi tắt là CFS)
  • 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị có trách nhiệm lưu hành sản phẩm

Thời hạn giải quyết hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu:

  • 03 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan tiếp nhận nhận được hồ sơ hợp lệ và lệ phí công bố.
  • 05 ngày nếu hồ sơ chưa hợp lệ. Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới người nộp hồ sơ được biết về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
  • Hồ sơ công bố không còn giá trị nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nhưng không thực hiện trong vòng 3 tháng.

Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ công bố

  • Phiếu công bố phải kèm theo dữ liệu công bố.
  • Giấy CFS là bắt buộc với mỹ phẩm nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên của CPTPP.
  • Bản sao GCN ĐKKD không còn là giấy tờ bắt buộc nhưng vẫn nên cho vào hồ sơ tránh bị gián đoạn hay gặp vấn đề khi làm thủ tục.

Những lưu ý khi sử dụng Phiếu công bố mỹ phẩm để làm thủ tục tại Hải quan:

Mỹ phẩm là sản phẩm có các thông số dễ thay đổi do tác động từ bên ngoài, hoặc dễ thay đổi theo thời gian năm, tháng. Do đó:

  • Mỗi loại mỹ phẩm khác nhau (nơi sản xuất, thành phần,…) phải làm một phiếu công bố riêng biệt
  • Các sản phẩm được phép công bố trong một phiếu công bố:
    • Cùng một chủ sở hữu
    • Có cùng tên, cùng dòng, có công thức tương đồng nhau nhưng khác nhau về mùi, màu (trừ nước hoa, thuốc nhuộm tóc)

Việc này tránh được rủi ro khi hải quan yêu cầu kiểm hóa, chất lượng sản phẩm thực tế và mẫu sản phẩm kiểm nghiệm không trùng khớp nhau về thông số, chất lượng. Doanh nghiệp có thể bị xử phạt từ 30 triệu đến 50 triệu đồng và buộc bổ sung phiếu công bố mới trong vòng 30 ngày. Sau thời hạn trên nếu bạn không cung cấp được phiếu công bố mới, lô hàng sẽ bị tái xuất theo quy định.

Bước 2: Làm thủ tục nhập khẩu hải quan

Cơ quan có thẩm quyền: Cơ quan Hải quan

Hồ sơ làm thủ tục hải quan cần chuẩn bị, bao gồm:

  • Tờ khai hải quan hoặc giấy tờ thay thế cho tờ khai hải quan;
  • Hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại (Invoice, packing list …);
  • Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu do Cục quản lý dược- Bộ y tế cấp đang còn hiệu lực và phù hợp với lô hàng nhập khẩu.
  • Chứng từ đối với một số mặt hàng mà người khai hải quan phải nộp kèm.

Thủ tục nộp hồ sơ thông quan – Sản phẩm mỹ phẩm nhập nhập khẩu

Hải quan tiến hành kiểm tra chất lượng mỹ phẩm nhập khẩu thực tế

  • Khai báo hải quan điện tử thông qua Hệ thống hải quan điện tửu VNACCS /VCIS khi hàng hóa nhập cảng/sân bay.
  • Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng sản phẩm thực tế và mẫu sản phẩm công bố có khớp nhau hay không.
  • Nộp thuế nhập khẩu mỹ phẩm.
  • Hồ sơ hợp lệ, hải quan sẽ kiểm tra và thông quan tờ khai. Nếu có vấn đề phát sinh, cơ quan hải quan sẽ yêu cầu chủ lô hàng tới Chi cục hải quan để giải quyết.

Cách tính thuế khi nhập khẩu mỹ phẩm người nhập cần nộp

Khi nhập khẩu sản phẩm mỹ phẩm, sản phẩm của bạn phải đóng hai loại thuế: Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (áp dụng với các mặt hàng phải chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%)

Công thức tính thuế nhập khẩu mỹ phẩm phải nộp = Giá trị hàng hóa x Thuế suất nhập khẩu của hàng hóa tương ứng

Trong đó:

  • Giá trị hàng hóa hay còn gọi là Trị giá hải quan là giá trị của lô hàng khi khai báo làm thủ tục hải quan
  • Thuế suất (%)  được xác định trên Biểu thuế xuất nhập khẩu cập nhật mới nhất năm 2020 do Bộ tài chính ban hành.

Công thức tính thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với mỹ phẩm nhập khẩu phải nộp = Tổng (Giá trị hàng hóa và thuế nhập khẩu)x 10% (Thuế suất VAT với mặt hàng mỹ phẩm tại Việt Nam hiện nay là 10%).

Quản lý rủi ro về giá đối với mỹ phẩm nhập khẩu

Mỹ phẩm là sản phẩm đặc thù, có thể có tác động trực tiếp đến sức khỏe, sắc đẹp của con người. Do đó mỹ phẩm nhập khẩu cần quan tâm đến quản lý rủi ro về giá và có thể sử dụng biện pháp Tham vấn giá hải quan.

Tham vấn giá hải quan được sử dụng trong trường hợp mà có sự “đối lập” giữa giá hàng tính thuế của chủ hàng và giá hàng tính thuế của cơ quan hải quan. Cụ thể, với hàng nhập khẩu chủ hàng luôn có xu hướng xác định giá trị hàng tính thuế thấp hơn, ngược lại phía hải quan đôi khi chịu áp lực thu thuế theo quy định nên có thể có chiều hướng xác định trị giá hàng tính thuế cao hơn chủ hàng. Khi đó, hai bên có thể sử dụng biện pháp “Tham vấn giá hải quan”.

Như vậy, xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu là công việc đóng vai trò quan trọng, quyết định đến quá trình làm thủ tục hải quan với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu. Việc xác định giá quá thấp hoặc quá cao đều dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp. Để xác định giá trị phù hợp, cần tiến hành đánh giá rủi ro, rủi ro có thể được xác định qua các tiêu chí: Mức độ khả quan của giá; tham khảo giá của những lô hàng cùng loại trước đây; trong quá khứ đã xảy ra rủi ro về giá hay chưa? Nếu xảy ra rủi ro biện pháp xử lý là gì và có vướng mắc gì nếu tiến hành xử lý rủi ro không..

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp chị Ánh Minh và độc giả đã nắm rõ nhập khẩu mỹ phẩm cần giấy phép gì. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.

  • CÔNG TY LUẬT TNHH HÙNG SƠN VÀ CỘNG SỰ
  • Địa chỉ:
    • VP Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
    • VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
  • Website: luathungson.vnluathungson.com
  • Email: info@luathungson.com
  • Hotline: 1900.6518/0964509555
5/5 - (3 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn