Nhân viên ngân hàng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xử lý như thế nào?

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 25-08-2020 |
  • Tin tức , |
  • 407 Lượt xem

Theo thông tin mới nhất ngày 22/08/2020,Công an tỉnh Quảng Bình vừa tạm giữ hình sự đối với Dương Minh Phú (SN 1988, trú xã Hải Phú, huyện Bố Trạch) là nhân viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để điều tra về hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.Trước đó, Công an tỉnh Quảng Bình nhận được đơn tố cáo của người dân về việc Phú lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Sau khi điều tra thì cho kết quả, Phú đã lừa nhiều khách hàng và chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ đồng và vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Quảng cáo

Qua sự việc trên ta thấy hiện nay thì nhân viên ngân hàng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuất hiện ngày càng nhiều và đang có xu hướng gia tăng, chúng thực hiện bằng rất nhiều thủ đoạn tinh vi. Vì vậy mỗi chúng ta luôn phải có tinh thần đề phòng theo dõi tin tức và để không bị lừa bạn nên tìm hiểu rõ luật pháp về hành vi lừa đảo này.

I. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu như thế nào?

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm 2 hành vi là lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Hai hành vi này có quan hệ mật thiết và là điều kiện của nhau. Hành vi lừa đảo là là điều kiện để hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra. Còn hành vi chiếm đoạt là hậu quả của hành vi lừa đảo. chúng được hiểu cụ thể như sau:

– Hành vi lừa đảo là hành vi cố ý đưa thông tin sai lệch nhằm đánh lừa người khác để người ta tin vào lời lừa đảo đó.

  • Mặt khách quan thì đây được coi là đưa thông tin giả.
  • Mặt chủ quan là đối tượng lừa đảo biết đó là thông tin giả những cố tình làm người khác tin là thật.

– Hành vi chiếm đoạt tài sản thể hiện qua hai hình thức cụ thể:

  • Nếu tài sản đang nằm trong sự quản lý của chủ tài sản thì hành vi chiếm đoạt là nhận tài sản từ người bị lừa dối
  • Nếu tài sản không nằm trong sự quản lý của chủ tài sản thì hành vi chiếm đoạt là giữ lại tài sản mà đáng nhẽ phải giao cho người bị lừa dối.

Hai hành vi trên có thể được thực hiện qua lời nói, những giấy tờ sai lệch và những việc làm cụ thể: đưa thiếu, đưa sai…

1. Các trường hợp được coi là chiếm đoạt tài sản

TH1: Người lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu trở lên là phạm tội chiếm đoạt tài sản

TH2: Người lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu cũng được coi là chiếm đoạt tài sản khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:

  • Đã từng bị xử phạt hành chính vì hành vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.
  • Bị kết án về tội trộm cắp tài sản chưa được xóa án mà còn lừa đảo chiếm đoạt tài sản .
  • Có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
  • Lừa đảo trộm cắp tài sản là phương tiện kiếm sống của người bị hại và gia đình họ.
  • Lừa đảo tài sản là di vật, kỷ vật, đồ thờ có giá trị đặc biệt có ý nghĩa về mặt tinh thần của người bị hại.

nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

II. Cơ sở pháp lý và các khung hình phạt

1. Cơ sở pháp lý

 Cơ sở pháp lý kết tội quy trách nhiệm với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung 2017.

Quảng cáo

2. Các khung hình phạt đối với đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

a. Phạt cải tạo không giam giữ từ khi kết tội đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 

Đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 2 đến 50 triệu đồng và dưới 2 triệu đồng thuộc TH2 ở bên trên sẽ bị phạt không giam giữ 3 năm hoặc đi tù cải tạo từ 6 tháng đến 3 năm.

b. Phạt tù từ 2-7 năm.

– Đối tượng bị phạt tù từ 2-7 năm thuộc những trường hợp sau:

  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng phạm có tổ chức.
  • Lừa đảo  chiếm đoạt tài sản có tính  chuyên nghiệp có tổ chức.
  • Lừa đảo  chiếm đoạt tài sản từ 50-200 triệu đồng.
  • Lừa đảo  chiếm đoạt tài sản có hành vi bạo lực để chạy thoát.
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 2 đến 50 triệu đồng và dưới 2 triệu đồng nhưng nằm trong các điều kiện ở TH2 ở bên trên.

c. Phạt tù từ 7- 15 năm.

Đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt tù từ 7-15 năm thuộc các trường hợp sau đây:

  • Lừa đảo chiếm đoạt từ 200-500 triệu.
  • Lừa đảo chiếm đoạt từ 50-200 triệu nhưng nằm trong các điều kiện ở TH2 bên trên.
  • Lợi dụng các trường hợp thiên tai , dịch bệnh để lừa đảo chiếm đoạt.

Phạt tù từ 12 – 20 năm.

Đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt tù từ 12 – 20 năm thuộc các trường hợp sau đây:

  • Lừa đảo chiếm đoạt từ 500 triệu trở nên.
  • Lừa đảo chiếm đoạt từ 200 – 500 triệu nhưng nằm trong các điều kiện ở TH2 bên trên.
  • Lợi dụng các trường hợp khẩn cấp , chiến tranh để lừa đảo chiếm đoạt.

III. Lợi ích của việc nhờ luật sư tư vấn

Thực tế chúng ta có thể thấy đối tượng mà tội phạm hướng tới  hầu như là người chưa thành niên, người già và những người không có kiến thức pháp luật. Nếu không thận trọng thì tội phạm có khi là những người thân cận xung quanh bạn.

Để bảo vệ chính mình và người thân bạn nên cảnh giác và tìm hiểu thêm về các điều luật. Hiểu được điều đó Luật hùng sơn chúng tôi với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn giải đáp các khúc mắc cũng như các vấn đề bạn gặp phải. Khi đến với Luật Hùng Sơn bạn sẽ được các luật sư tư vấn cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ tư vấn tiếp nhận tố giác tội phạm.
  • Tư vấn hồ sơ , thủ tục tố giác tội phạm.
  • Giải đáp các thắc mắc và các vấn đề liên quan đến pháp lý…
  • Hỗ trợ xác định tội danh, cấu thành tội phạm của đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Tư vấn  xác định về mức hình phạt chính và hình phạt bổ sung của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chúng tôi đem UY TÍN – CHẤT LƯỢNG đến cho khách hàng cùng với sự nhiệt tình và trong thời gian ngắn nhất có thể. Giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý  nói chung và nhân viên ngân hàng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng là nhiệm vụ hàng đầu  của chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Hùng Sơn!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn