Nếu một ngày bỗng dưng tài khoản của bạn nhận được một số tiền tương đối lớn từ một tài khoản hoàn toàn xa lạ, hãy thật cẩn trọng bởi rất có thể đây là một chiêu thức lừa đảo tinh vi. Kẻ thực hiện hành vi lừa đảo chuyển nhầm tiền sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
1. Các kịch bản lừa đảo chuyển tiền nhầm phổ biến
Trong thời gian gần đây, thông qua tổng đài 1900 6581, Luật Hùng Sơn nhận được rất nhiều cuộc gọi phản ánh về việc tài khoản của mình tự nhiên nhận được một khoản tiền mà không biết người chuyển tiền là ai. Cùng lúc, trên các diễn đàn, mạng xã hội xôn xao cảnh báo về chiêu thức cố tình chuyển khoản nhầm để lừa đảo, chiếm đoạt tiền.
Theo đó, chiêu thức lừa đảo này chủ yếu nhắm tới những người nhẹ dạ cả tin, những người để lộ thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng. Sau khi cố tình chuyển khoản nhầm, các đối tượng lừa đảo sẽ tiếp tục thực hiện các kịch bản sau:
– Mạo danh ngân hàng gọi điện hoặc gửi tin nhắn thông báo về việc có người chuyển nhầm và yêu cầu khách hàng truy cập đường link website mạo danh nhằm dẫn dụ lấy thông tin như tên truy cập, mật khẩu, mã OTP để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
– Kẻ lừa đảo sẽ giả danh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính nào đó để liên hệ với nạn nhân và yêu cầu người này trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với một khoản lãi suất cao.
Thậm chí, nhiều đối tượng còn đe dọa, khủng bố tin nhắn, điện thoại của nạn nân khiến họ hoảng sợ và lo lắng mà thực hiện theo yêu cầu.
Có thể thấy, với sự phát triển của công nghệ và xã hội, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng trở nên tinh vi và khó nhận biết. Nếu không đủ tỉnh táo, bất cứ ai đều có thể “sập bẫy” chiêu trò này.
2. Bị lừa đảo chuyển nhầm tiền phải làm sao?
Khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm, dù chưa có ai liên hệ cũng tuyệt đối không được tiêu vào số tiền này. Dù vô tình hay cố ý chuyển khoản nhầm, người nhận được số tiền này có nghĩa vụ phải trả lại tiền.
Bởi theo quy định tại Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015, nếu sử dụng số tiền chuyển khoản nhầm này vào mục đích cá nhân sẽ bị coi là chiếm hữu tài sản người khác không có căn cứ pháp luật. Theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021, người thực hiện hành vi này có thể bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
Bên cạnh đó, người chiếm giữ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017), cụ thể:
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, thay vì sử dụng số tiền đó, người nhận cần chủ động liên hệ sớm với ngân hàng để thông báo, phía ngân hàng sẽ cung cấp thông tin cần thiết để đối chiếu với số tài khoản chuyển tiền. Lưu ý, khi chuyển lại tiền phải có sự chứng kiến của bên thứ ba, lưu giữ lại chứng từ về việc chuyển tiền.
Hoặc, nếu xét thấy vụ việc có tính chất lừa đảo, người nhận có thể trình báo vụ việc tới cơ quan công an nơi cư trú để được giải quyết kịp thời.
3. Lừa đảo chuyển tiền nhầm bị xử lý thế nào?
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác sẽ bị xử lý nghiêm teo quy định pháp luật. Tùy vào mức độ, tính chất hành vi lừa đảo, kẻ lừa đảo có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Xử phạt vi phạm hành chính:
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021, phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng với hành vi:
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
Theo đó, người nào dùng thủ đoạn gian dối để nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng.
Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm. Trường hợp đối tượng vi phạm là người nước ngoài còn bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Đối tượng lừa đảo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 với các khung hình phạt như sau:
– Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm
Áp dụng đối với một trong các trường hợp:
+ Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng – dưới 50.000.000 đồng;
+ Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 50.000.000 đồng nhưng:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
– Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Áp dụng đối với các trường hợp sau:
Áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh
– Khung 4: Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
Áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề lừa đảo chuyển nhầm tiền. Với những trường hợp cụ thể, bạn có thể gọi 1900 6581 để Luật Hùng Sơn hỗ trợ chi tiết.