Quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn là những gì?

Luật bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn, quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn, lợi ích của việc ly hôn, cuộc sống sau ly hôn của phụ nữ, quyền lợi khi đơn phương ly hôn, phụ nữ cần làm gì khi ly hôn, mang bầu khi ly hôn sẽ được những quyền lợi gì, phụ nữ nên làm gì sau khi ly hôn tại Luật Hùng Sơn nhé!

Quảng cáo

Về nguyên tắc, pháp luật hôn nhân và gia đình luôn hướng tới bảo vệ cho đối tượng là phụ nữ và trẻ em, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Riêng về đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn thì pháp luật quy định như thế nào? Vậy quyền lợi của vợ khi ly hôn là gì? Bài viết này sẽ làm rõ những quyền của người vợ, giúp khách hàng có thể tự đảm bảo những quyền lợi chính đáng mà mình có khi xảy ra ly hôn.

Thứ nhất, người vợ có quyền ly hôn

Về quyền yêu cầu ly hôn, Luật Hôn nhân và gia đình đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ ghi nhận quyền tự do ly hôn cho cả hai phía vợ chồng. Theo đó, vợ chồng bình đẳng trong việc yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân. Đặc biệt, để bảo vệ người vợ và quyền làm mẹ của người vợ thì pháp luật đã hạn chế yêu cầu ly hôn của người chồng. Trong các trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì pháp luật không cho phép người chồng ly hôn. Tuy nhiên, cũng trong những trường hợp đó, người vợ nếu có nhu cầu ly hôn để đảm bảo cuộc sống của mình và con thì Tòa án vẫn giải quyết ly hôn cho người vợ.

Như vậy, người vợ có quyền cùng với người chồng thỏa thuận về việc hai bên cùng nhau thuận tình ly hôn, hoặc có quyền đơn phương ly hôn mà không bị hạn chế trong bất kì một trường hợp nào.

quyền lợi của người vợ khi ly hôn

Liên hệ tư vấn luật miễn phí 1900 6518

Thứ hai, người vợ có quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn

Sau khi ly hôn, người vợ có quyền bình đẳng trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Khi thực hiện thủ tục ly hôn, vợ và chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi ly hôn đối với con, trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo luật định.

Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc: căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

– Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Trong trường hợp người vợ được trực tiếp nuôi con thì pháp luật cũng cho phép người vợ được quyền yêu cầu người chồng tôn trọng quyền con được sống chung với mẹ, thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Nếu người chồng lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Quảng cáo

Trong trường hợp người vợ không trực tiếp nuôi con thì pháp luật cũng đảm bảo người vợ được quyền thăm nom con mà không vướng bất kì sự cản trở nào từ phía chồng và gia đình chồng.

Ngoài ra, nếu có thỏa thuận của vợ chồng về thay đổi người nuôi con khi người trực tiếp nuôi con không có điều kiện chăm lo, giáo dục con thì người vợ có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, khi xét thấy mình có đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con.

Thứ ba, người vợ có quyền tài sản khi ly hôn

Khi ly hôn, vợ và chồng có quyền thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản, nếu không thỏa thuận được  thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng theo luật định là tài sản chung chia đôi (có tính đến các yếu tố như hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng,…) còn tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em, bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con khi ly hôn.

Thứ tư, người vợ có quyền lưu cư khi ly hôn

Khi vợ chồng ly hôn sẽ dẫn đến việc phân chia tài sản, trong đó phân định về tài sản có thể bao gồm cả việc phân định về chỗ ở của bên vợ và bên chồng. Do đó, pháp luật có quy định bảo vê quyền lợi về chỗ ở của người vợ sau khi ly hôn.

Trường hợp phân chia nhà ở khi nhà ở là tài sản chung thì theo nguyên tắc bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con, khi xét mọi khía cạnh, người vợ có quyền ưu tiên trong việc đảm bảo quyền có chỗ ở.

Trường hợp phân chia nhà ở khi nhà ở là tài sản riêng của người chồng thì người vợ sẽ được quyền lưu cư (quyền sử dụng chỗ ở cũ) trong thời hạn 06 tháng kể từ thời điểm hôn nhân chấm dứt nếu có khó khăn về chỗ ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Người chồng trong trường hợp này phải tôn trọng quyền của người vợ và không được thực hiện các hành vi như: đánh đuổi người vợ ra khỏi nhà của mình, hoặc cố tình hành hạ vợ để vợ không thể sống được trong căn nhà ấy,…

Thứ năm, người vợ có quyền cấp dưỡng khi ly hôn

Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ chồng là hệ quả của quyền và nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau trong cuộc sống. Nghĩa vụ cấp dưỡng nhằm đảm bảo cuộc sống mỗi bên vợ chồng khi khó khăn, túng thiếu. Vợ và chồng đều bình đẳng trong quan hệ cấp dưỡng cho nhau và nghĩa vụ này đặt ra khi vợ/chồng có khả năng cấp dưỡng và bên kia có nhu cầu chính đáng.

Theo đó, nếu người vợ là người túng thiếu khi ly hôn thì có quyền được yêu cầu người chồng cấp dưỡng cho mình. Việc cấp dưỡng được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau (hàng tháng, hàng quý, hàng năm,…) để các bên có thể lựa chọn cho phù hợp. Nếu người chồng cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng khi người vợ lâm vào tình cảnh túng quẫn, khó khăn thì người vợ có quyền yêu cầu Tòa án buộc người chồng phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình.

Như vậy, trên đây là 05 quyền lợi chính đáng của người vợ khi ly hôn nhất định phải biết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, để bảo vệ quyền lợi đó tốt hơn nữa, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Luật Hùng Sơn – công ty chúng tôi cam kết sẽ mang lại giá trị khác biệt nhất, đảm bảo tối ưu nhất quyền lợi của khách hàng! 

Xem thêm Quy định mới nhất về Tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi bố mẹ ly hôn TẠI ĐÂY

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn