Hiện nay, tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam ngày càng cao. Nguyên nhân dẫn đến đó là sau thời gian vợ chồng chung sống với nhau có nhiều mâu thuẫn gay gắt, không có tiếng nói chung. Sau ly hôn, ngoài việc phân chia tài sản và con cái thì nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn là nghĩa vụ bắt buộc thực hiện, Đồng thời, pháp luật ưu tiên sự tự nguyện thỏa thuận về nghĩa vụ cấp dưỡng này dựa trên khả năng thu nhập của các bên khi ly hôn.
Theo quy định hiện hành tại Khoản 24, Điều 3 của Luật Hôn nhân gia đình như sau: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.
⇒ Vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn là thế nào? Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con cái sau ly hôn là như thế nào? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn được quy định như thế nào ?
➤ Nghĩa vụ và mức cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn theo điều 115 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
➤ Đồng thời dựa theo điều 116 của Luật này cũng quy định: Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Và khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Qua quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định chúng ta thấy rõ được tính nhân văn sâu sắc, nâng cao giá trị đạo đức xã hội, tinh thần trách nhiệm của mỗi bên sau khi chấm dứt hôn nhân.
2. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con cái sau ly hôn được thực hiện như thế nào?
➤ Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn tại Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định : “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Do đó, từ thời điểm hai bên ly hôn thì nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái tự động phát sinh. Hai bên đều có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và chu cấp cho con của họ.
➤ Theo đó, việc xác định mức cấp dưỡng cho con được quy định tại điều 116. điều 117 của Luật Hôn nhân gia đình như sau:
“ Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Điều 117. Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
➤ Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình cho đến khi xảy ra sự kiện làm chấm dứt nghĩa vụ đó. Việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 118 của Luật Hôn nhân gia đình như sau:
“ Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”
Như vậy, sự đổ vỡ hôn nhân dẫn đến việc những đứa con vô tội vô tình bị bỏ rơi là điều dễ gặp. Không ai có thể phủ nhận rằng nếu cha mẹ ly hôn, tâm lý của con cái ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, các bậc làm cha, làm mẹ hãy suy nghĩ và cân nhắc về hậu quả của ly hôn trước khi đưa đến quyết định cuối cùng. Luật Hùng Sơn xin gửi tới bạn đọc quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn để mọi người tham khảo. Nếu bạn cần hỗ trợ về các thủ tục ly hôn hay tư vấn Hôn nhân gia đình hãy liên hệ Tổng Đài Tư Vấn Luật hôn nhân 1900 6518 của Luật Hùng Sơn chúng tôi.
>>> Vợ kết hôn, chồng có chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng với con?
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023