Nghị luận xã hội là gì? Đặc điểm của văn nghị luận xã hội

  • Luật sư Luyện Ngọc Hùng |
  • 14-04-2023 |
  • Tin tức , |
  • 221 Lượt xem

Trong chương trình học trên ghế nhà trường, nghị luận xã hội là một phương pháp mà chúng ta thường hay dùng đến khi làm một bài văn nghị luận. Vậy nghị luận xã hội là gì, những vấn đề cần chú ý khi làm văn nghị luận như nào, Luật Hùng Sơn sẽ làm rõ qua bài viết chi tiết dưới đây.

Quảng cáo

Nghị luận xã hội là gì?

Nghị luận xã hội là một phương pháp nghị luận bàn về các vấn đề thuộc các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức, chân lý đời sống. Đây là thể loại văn học được sử dụng nhằm làm sáng tỏ, mở rộng vấn đề.

Nghị luận xã hội bao gồm tất cả những vấn đề về lối sống, đạo lý, tư tưởng, những hiện tượng tốt xấu, đúng sai trong xã hội. Từ đó có thể đưa ra cái nhìn chân thực của bạn về vấn đề đó và ứng dụng vào đời sống ra sao.

Thể loại văn nghị luận được người viết, viết ra nhằm mục đích nêu ra cho người đọc và người nghe hiểu rõ về tư tưởng của bạn đối với một vấn đề, hiện tượng nào đó trong văn học hoặc đời sống. Người viết đưa ra được những minh chứng và giải thích rõ vấn đề đó.

Đặc điểm của văn nghị luận xã hội

Đặc điểm để bài văn nghị luận xã hội đáp ứng đúng yêu cầu là việc nêu ra được luận điểm và luận cứ cho bài văn.

– Về luận điểm: Người viết nêu ra được ý kiến của bản thân về tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn nghị luận xã hội phải nêu ra được những luận điểm gồm: Luận điểm chính, luận điểm triển khai,luận điểm kết luận. Các luận điểm như: Chứng minh những tư tưởng đúng chuẩn mực, phê phán những hành vi sai lệch.

– Về luận cứ: Người viết đưa ra được những minh chứng, lý lẽ của mình để chứng minh cho cơ sở bạn đã nêu ra trong luận điểm. Luận cứ trả lời cho những câu hỏi như: Luận điểm đó có đáng tin không? Vì sao lại như thế? Vấn đề đó có ý nghĩa gì? Nguyên nhân của vấn đề…

Các dạng văn nghị luận xã hội

Văn nghị luận xã hội gồm có các dạng như sau:

Thứ nhất: Nghị luận về tư tưởng đạo lý

Kĩ năng phân tích đề:

Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề. Đây là bước đặc biệt quan trọng trong làm văn nghị luận xã hội.

Các bước phân tích đề: Đọc kĩ đề bài ,gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề), chú ý các yêu cầu của đề (nếu có), xác định yêu cầu của đề (Tìm hiểu nội dung của đề, tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng).

Cần trả lời các câu hỏi sau:

+ Đây là dạng đề nào?

+ Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết?

Có 2 dạng đề:

+ Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.

+ Đề chìm, học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa vày ý nghĩa câu nói, câu chuyện, văn bản được trích dẫn  mà xác định luận đề.

Kĩ năng xác định luận điểm, triển khai luận cứ:

Dựa vào dàn ý chung của kiểu bài  nghị luận về tư tưởng đạo lí để xác định các luận điểm cho bài viết. Thông thường, bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí sẽ có những luận điểm chính sau:

+ Luận điểm 1: Giải thích tư tưởng đạo lí

+ Luận điểm 2: Bình luận, chứng minh tư tưởng đạo lí, phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề

+ Luận điểm 3: Bài học rút ra

Thứ hai: Nghị luận về hiện tượng đời sống

Kĩ năng phân tích đề: Xác định ba yêu cầu:

+ Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào? Đó là hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?

Quảng cáo

+ Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh,…

+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Bài viết có thể lấy dẫn chứng trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).

– Kĩ năng xác định luận điểm, triển khai luận cứ:

Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường dễ xác định luận điểm ,luận cứ. Học sinh chỉ cần nắm vững dàn ý chung là có thể tìm được các luận điểm phù hợp cho từng đề cụ thể.Thông thường bài văn sẽ có các luận điểm sau:

Luận điểm 1: Thực trạng

Luận điểm 2: Nguyên nhân

Luận điểm 3: Tác hại/tác dụng

Luận điểm 4: Giải pháp, bài học

Cách làm bài văn nghị luận xã hội

Một bài văn nghị luận xã hội cần làm theo dàn ý sau:

Bước 1: Phân tích đề

Đọc kĩ đề, chú ý từ ngữ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng. Chia vế, ngăn đoạn, tìm mối tương quan giữa các vế.

Xác định ba yêu cầu:

+ Yêu cầu về nội dung: Vấn đề nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?.

+ Yêu cầu về hình thức: Cần kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.

+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: đời sống văn học, đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).

Bước 2: Lập dàn ý

+ Nội dung luận đề cần được triển khai thành hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.

+ Cần sắp xếp các ý thành hệ thống chặt chẽ và bao quát nội dung.

+ Cần chú ý các bước cơ bản của bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí:

+ Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

+ Phân tích, chứng minh những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Bước 3: Tiến hành viết bài văn

Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Tìm hiểu nghị luận xã hội là gì? mà Luật Hùng Sơn gửi tới Quý khách hàng. Trường hợp cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách liên hệ qua hotline 19006518 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn