Chỉ còn 2 tháng nữa là bước sang năm mới – năm 2020 Canh Tý, lịch nghỉ tết gần nhất sẽ là Tết Dương lịch, đây là ngày mà được rất nhiều người quan tâm và mong chờ. Bài viết này Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lịch nghỉ tết Dương Lịch 2020.
Tết Dương lịch 2020 sẽ chỉ được nghỉ 1 ngày
Mặc dù chưa có thông tin chính thức từ Chính phủ nhưng theo như quy định hiện hành tại Bộ luật lao động Điều 115, thì người lao động sẽ được nghỉ làm và được hưởng nguyên lương 01 ngày vào dịp Tết Dương Lịch (tức là ngày 01/01 hàng năm).
Theo đó ngày 01/01/2020 sẽ rơi vào ngày Thứ tư (ngày giữa tuần) nên nhiều khả năng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên toàn quốc sẽ chỉ được nghỉ làm và hưởng nguyên lương 01 ngày (đúng ngày thứ Tư) mà không được nghỉ bù, nghỉ kèm ngày nghỉ cuối tuần hay hoán đổi ngày nghỉ.
Lịch nghỉ Tết Dương Lịch 2020 – Canh Tý
Hướng dẫn cách tính lương đi làm ngày Tết Dương Lịch
Dù là ngày nghỉ nhưng trong thực tế, không ít doanh nghiệp do đặc thủ của sản xuất kinh doanh vẫn yêu cầu người lao động làm việc vào ngày tết.
Để có thể bù đắp lại, thì theo Bộ luật lao động tại điểm c khoản 1 Điều 97 có quy định : Người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm trả lương làm thêm giờ cho người lao động vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất 300% tiền lương, chưa tính tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.
Như vậy, người lao động nếu làm thêm vào ngày nghỉ Tết Dương Lịch năm 2020 sẽ được nhận tổng cộng là 400% tiền lương (trong đó 300% tiền lương làm thêm ngày tết và 100% tiền lương của ngày làm việc bình thường).
>>> Đã có lịch nghỉ tết âm lịch 2020 chính thức <<<
Xử phạt nếu doanh nghiệp bắt ép người lao động làm thêm giờ
Nếu trong trường hợp doanh nghiệp bắt ép người lao động đi làm mà không có sự đồng ý của họ hoặc không trả lương theo đúng quy định sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo Nghị định 95/2103/NĐ-CP tại Điều 14 cụ thể như sau :
- Vi phạm từ 01 -10 lao đông : Phạt tiền từ 500.000 triệu đồng;
- Vi phạm từ 11 – 15 lao động : Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng;
- Vi phạm từ 51-100 lao động : Phạt tiền từ 03 – 07 triệu đồng;
- Vi phạm từ 101 – 300 lao động : Phạt tiền từ 07 – 10 triệu đồng;
- Vi phạm từ 301 lao động trở lên : Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng.
- Nếu huy động người lao động làm thêm giờ nhưng lại không được sự đồng ý, trừ trong trường hợp bất khả kháng sẽ bị phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng.
Hy vong với những thông tin trên sẽ hữu ích với quý vị, nếu còn thắc mắc hay cần chúng tôi tư vấn các vấn đề pháp lý khác xin vui lòng liên hệ ngay.