Bạn đang cần tìm Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm mới nhất? Bạn muốn biết thủ tục nhận sổ bảo hiểm xã hội như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội
Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
GIẤY ỦY QUYỀN LẤY SỔ BẢO HIỂM
(Đối với cá nhân)
…….., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:
I. BÊN ỦY QUYỀN:
Họ tên:……………………………………………………………………….
Địa chỉ:………………………………………………………………………
Số CMND/CCCD: ………………… Cấp ngày: ………………. Nơi cấp:…………
Quốc tịch:……………………………………………………………………
II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:
Họ tên:……………………………………………………………………….
Địa chỉ:………………………………………………………………………
Số CMND/CCCD: …………………Cấp ngày: ………………. Nơi cấp: …………
Quốc tịch: …………………………………………………………………
III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Bên được ủy quyền thực hiện những công việc sau đây thay cho bên ủy quyền và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền mà gây ra thiệt hại đối với bên ủy quyền:
1. Liên hệ với Công ty ………… để thực hiện thủ tục nhận sổ bảo hiểm xã hội số: …. cấp ngày ….; cho ông/bà ….có số CMND/CCCD ….. sinh ngày…..
2. Liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện nhận chế độ bảo hiểm …………….
………………………………………………………………………………
IV. CAM KẾT
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật đối với mọi thông tin ủy quyền nêu trên.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa hai bên sẽ do hai bên thỏa thuận và giải quyết.
Giấy ủy quyền này được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.
BÊN ỦY QUYỀN BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
XÁC NHẬN CỦA UBND xã/phường
………………………………………………………………………………
Thủ tục nhận sổ bảo hiểm xã hội thay
Khi tiến hành thủ tục nhận sổ bảo hiểm xã hội thay người khác, để có thể tối ưu thời gian thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ theo quy định hiện hành. Một số giấy tờ cần thiết khi tiến hành làm thủ tục nhận sổ bảo hiểm như sau:
- Giấy tờ tùy thân của người ủy quyền cũng như người được ủy quyền như CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn, sổ hộ khẩu.
- Giấy ủy quyền về việc thực hiện nhận thay sổ bảo hiểm xã hội.
Khi người được ủy quyền đến nơi nhận sổ bảo hiểm phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ tùy thân đã chuẩn bị cùng với giấy ủy quyền hợp lệ theo quy định. Sau đó bên cơ quan cấp sổ sẽ tiến hành thủ tục xác minh và người được ủy quyền tiến hành ký và ghi rõ họ tên vào mục người đại diện để có thể hoàn tất thủ tục.
Thời hạn trả sổ bảo hiểm cho người lao động
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về trách nhiệm của người sử dụng lao động thì:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận về thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hay thôi việc theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Điều 43 Bộ luật Lao động quy định về thời hạn như sau: Trong thời hạn 7 ngày, tính kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ những khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài nhưng sẽ không được quá 30 ngày.
Theo đó, nếu người lao động có đầy đủ các bằng chứng chứng minh phía doanh nghiệp thiếu trách nhiệm hoặc cố tình chậm trễ về việc trả sổ bảo hiểm xã hội, chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, người lao động có thể tiến hành làm đơn khởi kiện đến tòa án hoặc là tố cáo tới Phòng lao động thương binh – xã hội nơi công ty có trụ sở để có thể được giải quyết.
Nhận sổ bảo hiểm xã hội như thế nào sau khi nghỉ việc?
Tùy thuộc vào việc đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động hay không thì người lao động sẽ thực hiện các lấy sổ BHXH khi nghỉ việc như sau:
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động vẫn còn hoạt động
Bước 1: Người lao động yêu cầu chốt sổ BHXH của mình
Trước khi nghỉ việc, người lao động cần phải yêu cầu đơn vị sử dụng lao động hoàn thành các khoản đóng còn thiếu và chuẩn bị về thủ tục chốt sổ BHXH. Bạn nên báo cho đơn vị sử dụng lao động trước 1 tháng tính kể từ thời điểm người lao động nghỉ việc.
Bước 2: Chờ đơn vị sử dụng lao động thực hiện chốt sổ BHXH
Khi Người lao động thôi việc thì trong thời hạn 7 ngày, đơn vị sử dụng lao động phải tiến hành nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH (chậm nhất không quá 30 ngày).
Bước 3: Nhận lại sổ BHXH tại đơn vị làm việc
Người lao động đến cơ quan/ doanh nghiệp cũ để nhận sổ BHXH. Thời gian nhận sổ sẽ được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trước. Người lao động lưu ý nên đến lấy sổ đúng hẹn, không nên để quá lâu.
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không còn hoạt động và đã tuyên bố phá sản/ giải thể
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND…)
Bước 2: Đến cơ quan BHXH nơi quản lý sổ BHXH của mình đề nghị xác nhận về thời gian đóng BHXH đến thời điểm doanh nghiệp bị giải thể/ phá sản.
Lưu ý: Trường hợp đơn vị chưa thực hiện đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau khi đã thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì tiến hành xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Sơn về Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm mới nhất. Hi vọng bạn đã tìm được những thông tin hữu ích. Trường hợp cần tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ các nội dung pháp lý khác, vui lòng liên hệ 1900 6518 để được hỗ trợ.
- Nghị định 79 về phòng cháy chữa cháy chi tiết - 25/09/2023
- Luật phòng cháy và chữa cháy và hướng dẫn chi tiết - 24/09/2023
- Những quy định phòng cháy chữa cháy nhà trọ - 23/09/2023