Lực lượng dân phòng là gì? Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 31-07-2023 |
  • Tin tức , |
  • 2164 Lượt xem

Lực lượng dân phòng là gì? Tại các xã phường, địa phương trong các hoạt động bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự và an toàn xã hội, lực lượng dân phòng là một bộ phận không thể thiếu. Lực lượng này đã giúp ích rất nhiều trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại các xã, phường, thị trấn. Vậy lực lượng dân phòng là gì? Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng ra sao, cùng theo dõi bài viết của Luật Hùng Sơn  

Quảng cáo

Lực lượng dân phòng là gì?

Pháp luật hiện hành hiện tai không quy định cụ thể về lực lượng dân phòng mà chỉ có duy nhất quy định về “Đội dân phòng” theo Luật Phòng cháy, chữa cháy với nghĩa là “tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú”.

Lực lượng Dân phòng là tổ chức triển khai dựa trên quần chúng tự nguyện, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ bảo mật an ninh Tổ quốc, phối hợp với các tổ chức, ban, bảo mật an ninh trật tự nông thôn, bảo vệ tổ dân phố hoạt động nhân dân và trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ giữ gìn bảo mật an ninh, trật tự địa phận

Theo đó, dân phòng hiện có hai nhiệm vụ chính là tham gia vào hoạt động phòng cháy, chữa cháy và hoạt động giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú.

Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng

Lực lượng dân phòng trong lực lượng phòng cháy chữa cháy có các nhiệm vụ như sau:

Quảng cáo
  • Đề xuất việc ban hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Tổ chức tuyên truyền và phổ biến pháp luật, các kiến thức phòng cháy chữa cháy; xây dựng nên phong trào quần chúng tham gia vào việc phòng cháy và chữa cháy.
  • Kiểm tra và đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về việc phòng cháy chữa cháy.
  • Tổ chức việc huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy.
  • Xây dựng các phương án, chuẩn bị lực lượng, các phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy ngay khi có đám cháy xảy ra; tham gia vào việc chữa cháy ở địa phương và các cơ sở khác khi có yêu cầu.

Bên cạnh đó, lực lượng dân phòng ở địa phương còn hoạt động bảo vệ tổ dân phố, và theo Nghị định 38/2006/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của lực lượng dân phòng này như sau:

  • Bắt, tước hung khí, áp giải người phạm tội bị bắt quả tang, người đang bị truy nã, trốn việc thi hành án phạt tù đến các trụ sở Công an phường theo đúng quy định của pháp luật.
  • Yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm pháp luật và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có các biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những người đang có các hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.
  • Tham gia cùng với lực lượng Công an hoặc các lực lượng chức năng để truy bắt những người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra việc tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của người tạm trú và người có nghi vấn đến các địa bàn khu phố được phân công phụ trách.

Thành lập lực lượng dân phòng

Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đội dân phòng trên cơ sở đề xuất của Trưởng thôn và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của đội dân phòng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, nơi làm việc, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội dân phòng.

Thành lập bố trí lực lượng dân phòng

  • Đội dân phòng sẽ có biên chế từ 10 người đến 20 người, trong đó 01 đội trưởng và 01 đội phó; nếu biên chế trên 20 người đến 30 người sẽ được biên chế thêm 01 đội phó. Đội dân phòng có thể được chia thành nhiều tổ dân phòng; biên chế của các tổ dân phòng này từ 05 đến 09 người, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng.
  • Thành viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú.
  • Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Lực lượng dân phòng là gì?”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn