Thời đại công nghệ thông tin, tìm việc trên các kênh trực tuyến, diễn đàn, nhóm tuyển dụng… là phương thức được sử dụng một cách nhanh chóng, rộng rãi thu hút nhiều người cần tìm việc làm tham gia. Đây cũng là môi trường thích hợp để các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo.
Thủ đoạn lừa đảo việc làm nào phổ biến hiện nay?
Một số thủ đoạn lừa đảo phổ biến thường xuyên xuất hiện trong đời sống hiện nay có thể như sau:
Việc làm chỉ cần mua hàng ảo
Điểm hấp dẫn và cũng đánh trúng tâm lý của người đang cần việc làm mà những kẻ lừa đảo ẩn danh sử dụng để nhử chính là mua hàng trực tuyến nhưng không cần nhận hàng, đây là chiêu trò lừa đảo khiến người bị lừa có tâm lý tham gia kinh doanh nhưng lại không phải ôm hàng, thù lao có thể được trả trực tiếp hằng ngày. Đây đúng là một phương thức giới thiệu công việc trong mơ của nhiều người đang cần kiến tiền qua hình thức online.
Việc làm “Cày view” và cái kết
Được giới thiệu là công việc hết sức đơn giản, chỉ cần hàng ngày ngồi xem các video, đọc các tin tức được cung cấp thì tiền sẽ tự động chuyển vào tài khoản. Chiêu trò lừa đảo này xuất hiện đánh trúng vào tâm lý của nhiều người đang tìm việc qua những kênh giải trí trên mạng xã hội, đặc biệt như là TikTok, YouTube,… Có thể chiêu tròn lừa đảo này có dựa vào nhu cầu có thật đang hiện hữu trên thị trường các kênh mạng xã hội về việc tăng lượt xem (view), lượt theo dõi (follow) nhằm mục đích quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hoặc tăng độ đánh giá (rating) của kênh mà một số đối tượng đã nhân cơ hội này để thực hiện các thủ đoạn lừa đảo mốt số cá nhân.
Trên thực tế các đối tượng lừa đảo có thể sử dụng rất nhiều thủ đoạn khác nhau và ngày càng tính vi để lừa các nạn nhân. Các thủ đoạn này ngày càng phức tạp và thay đổi liên tục để đánh lừa nhiều nạn nhân sập bẫy. Do vậy, người cần tìm việc làm cần đề cao tinh thần cảnh giác cũng như tìm hiểu kỹ thông tin Công ty, Doanh nghiệp cũng như nhà tuyển dụng để tránh gặp rủi ro. Sau đây là một số dấu hiệu để nhận biết “bẫy việc làm”:
- Thông tin công ty, việc làm không rõ ràng;
- Thông tin tuyển dụng sơ sài, sai chính tả;
- Luôn có lời chào mời hấp dẫn;
- Không cần thử việc hay kiểm tra năng lực.
Ngoài 4 dấu hiệu trên, còn rất nhiều các dấu hiệu khác nữa để chúng ta có thể nhận ra đâu là tin tuyển dụng thật hay tin tuyển dụng nhằm mục đích lừa đảo. Vì thế trường hợp nhận được điện thoại, tin nhắn, email … mời đi làm một công việc nào đó mà không do chính mình ứng tuyển thì hãy cẩn thận xem xét trước khi đồng ý làm việc.
Lừa đảo việc nhẹ lương cao bị đi tù bao nhiêu năm?
Người có hành vi lừa đảo bị xử lý hình sự khi hành vi đó thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, tội phạm lừa đảo việc làm có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là tù chung thân nếu trị giá tài sản bị lừa đảo có trị giá từ 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để thực hiện tội phạm.
Kết luận: Tùy thuộc mức độ vi phạm mà tội phạm lừa đảo việc làm phải chịu các hình phạt hình sự khác nhau. Theo đó, mức phạt cao nhất đối với tội phạm này là tù chung thân.
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hoặc toàn bộ các hình phạt bổ sung như điều luật đã nêu ở trên.
Phòng tránh tội phạm lừa đảo việc làm thế nào?
Để phòng tránh tội phạm này, mỗi người dân có thể tham khảo các cách thức như sau:
- Nâng cao tình thần cảnh giác trước những lời mời làm việc của những đối tượng mà giới thiệu công việc có tính chất nhẹ nhàng, lương cao;
- Cần có tinh thần cảnh giác, phòng tránh với những tin tuyển dụng không rõ ràng địa chỉ công ty, mô tả công việc cần thực hiện, không yêu cầu kinh nghiệm/năng lực/trình độ cũng như các thông tin khác để nhận diện công ty tuyển dụng;
- Không thực hiện nộp bất kỳ khoản tiền đặt cọc, ký quỹ theo yêu cầu của Bên tuyển dụng nhằm mục đích được tuyển dụng vì nếu là các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân viên thực sự sẽ không thu bất kỳ khoản phí nào của người lao động;
- Cần cảnh giác với việc phỏng vấn online, phỏng vấn qua điện thoại,… mà không có độ uy tín cao vì các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân viên đều sẽ thực hiện vòng phỏng vấn trực tiếp trước khi chấp nhận cho làm việc tại Công ty;
Kết luận: Trên đây là một số phương thức phòng tránh tội phạm lừa đảo việc làm mà người dân có thể áp dụng thực hiện.
Ngoài ra, nếu như đã thực hiện chuyển tiền cho tội phạm, người bị lừa phải ngay lập tức trình báo vụ việc tới cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ giải quyết.
Trên đây là nhưng thông tin sơ bộ mà Luật Hùng Sơn cung cấp đến bạn đọc về hành vi lừa đảo việc làm phổ biến hiện nay. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp lý khác vui lòng liên hệ đến hotline 1900 6518 để nhận được giải đáp
- Thủ tục giải quyết tài sản sau ly hôn - 06/06/2023
- Những lần đổi tên của Căn cước công dân - 04/06/2023
- Chiếm hữu là gì? Bảo vệ việc chiếm hữu như thế nào? - 04/06/2023