Lừa đảo tiền từ thiện – vi phạm pháp luật và suy đồi đạo đức

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 21-10-2020 |
  • Tin tức , |
  • 679 Lượt xem

Giữa những ngày miền Trung đang phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão lũ, bên cạnh những tấm lòng hảo tâm thì còn rất nhiều những “con cò” chỉ chờ khi nước đục để thực hiện hành vi lừa đảo tiền từ thiện. Đây là một hành vi vi phạm cả đạo đức và pháp luật. Bài viết này sẽ xét đến các hậu quả pháp lý của hành vi này phương diện pháp luật.

Quảng cáo

1. Cơ sở pháp lý để xử lý hành vi 

– Căn cứ điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

– Căn cứ Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

2. Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xét từ hành vi lừa đảo tiền từ thiện

  • Hành vi gian dối: Một tài khoản trên mạng xã hội đã giải mạo người nổi tiếng để tiến hành nhận tiền quyên góp của mọi người, đó là hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản 
  • Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi lừa đảo tiền từ thiện đã thực hiện hành vi với lỗi cố ý
  • Mặt chủ thể: Chủ thể của hành vi là những người có đủ khả năng chịu trách nhiệm hình sự.
  • Hành vi của tài khoản giả mạo đã xâm phạm đến tài sản, lợi ích của nhiều người trong xã hội.

lừa đảo tiền từ thiện

3. Khung hình phạt đối với tội danh này

3.1. Quy định của pháp luật hình sự xử lý hành vi lừa đảo tiền từ thiện

Hành vi này không chỉ thể hiện sự suy đồi về mặt đạo đức và đứng trên phương diện pháp luật thì đây cũng là hành vi vi phạm pháp luật hình sự. 

Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

  • Người nào dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm:
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172,173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về tinh thần đối với người bị hại

2. Phạm tội thuộc một trong các trường  hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm;

 đ. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Quảng cáo

Hành vi lừa đảo tiền từ thiện bằng cách giả mạo người nổi tiếng để nhận tiền quyên góp của mọi người là hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác, tổng giá trị tài sản lên đến hàng tỷ đồng. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có cấu thành vật chất nên yêu cầu phải có thiệt hại về mặt tài sản xảy ra. Trên thực tế việc lừa đảo tiền từ thiện này đã có thiệt hại về tài sản xảy ra bởi vì người mạo danh đã công bố số tiền nhận được và tiếp tục nhận thêm tiền quyên góp trên mạng xã hội. Hành vi lừa đảo tiền từ thiện đã đủ yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.  Thậm chí hành vi này còn thuộc điểm c khoản 3 Điều 174 Bộ Luật hình sự năm 2015 là: Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Đây là một tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm này. 

3.2. Về xử lý hành chính đối với hành vi

Bên cạnh đó, về phạt hành chính quy định rõ tại Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, hành vi giả mạo, gian dối nhằm chiếm đoạt tiền của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. 

Từ những phân tích ở trên, người mạo danh những người nổi tiếng (gần đây nhất là trường hợp mạo danh ca sĩ Thủy Tiên) để lừa đảo tiền từ thiện có nguy cơ đứng trước án phạt rất nặng từ các cơ quan chức năng. 

Nhìn từ khía cạnh đạo đức, hành vi lừa đảo tiền từ thiện còn thể hiện sự suy đồi đạo đức rất nghiêm trọng của một bộ phận những “con sâu” làm rầu nồi canh trong xã hội hiện nay. Gần đây nhất trên mạng xã hội cũng có đoạn chia sẻ của ca sĩ Thủy Tiên khi cô đang đi làm từ thiện tại miền Trung thì có một người phụ nữ dẫn đoàn từ thiện đến nhà người dân sau đó ăn chặn 40% số tiền đó. Tiền quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung là tiền góp của rất nhiều người có tấm lòng hảo tâm, muốn góp một phần nhỏ của mình để giúp đỡ miền Trung sớm vượt qua ảnh hưởng của thiên tai khốc liệt. Vì vậy, lừa đảo tiền từ thiện là một hành động rất đáng lên án trong khi người dân cả nước đang đồng lòng hướng về miền Trung thì một bộ phận những con người này lại ăn chặn những đồng tiền đó. Nhìn từ khía cạnh đạo đức hay pháp luật thì hành vi này cũng cần phải xử lý nghiêm để giáo dục, răn đe đối với toàn xã hội.  

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 

– CÔNG TY LUẬT TNHH HÙNG SƠN VÀ CỘNG SỰ

– Địa chỉ: Tầng 9, tòa Handico, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội 

– Email: info@luathungson.com 

– Hotline : 0969329922 – 0964.509.555 

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn