Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi mẹ không có công việc ổn định?

Một trong những điều kiện để tòa án xem xét phán quyết giành quyền nuôi con cho 2 bên khi ly hôn đó là công việc (việc làm). Đây cũng là yêu tố quan trọng có thể chứng minh khả năng thu nhập ổn định của vợ và chồng khi giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con tại tòa án.

Quảng cáo

A/ Giành quyền nuôi con khi mẹ không có việc làm ổn đinh?

Chào Luật sư, vợ chồng tôi kết hôn năm 2016 và có con hiện tại được 22 tháng tuổi. Do vợ chồng tôi chung sống nhưng không có tiếng nói chung nên tôi muốn ly hôn. Chồng tôi làm ở viện thẩm mỹ thu nhập khoảng 20 – 30 triệu đồng/tháng. Tôi ở nhà chăm con và nội trợ nên không có việc làm, giờ tôi muốn ly hôn và giành quyền nuôi con. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, liệu tôi có giành được quyền nuôi con hay không ạ?

Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời :

Chào bạn! Luật sư của Luật Hùng Sơn xin tư vấn trường hợp của bạn như sau :

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 tại Điều 81 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau :

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, trước tiên, nếu cả hai vợ chồng bạn tự thỏa thuận được với nhau về việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn thì việc chăm sóc con sẽ do người có điều kiện thuận lợi nhất nuôi dưỡng để đảm bảo nhu cầu lợi ích tốt nhất về mọi mặt cho con của bạn. Đồng thời, hai vợ chồng bạn cũng phải thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng của chồng bạn cho con sau khi ly hôn được đảm bảo thì lúc này, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho hai vợ chồng bạn và công nhận việc giao con cho bạn là người trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ theo Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

“Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

  1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

  1. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.”

Trong trường hợp, cả 2 vợ chồng bạn đều muốn giành quyền nuôi con sau ly hôn. Khi đó, để Tòa án có căn cứ giao con cho bạn hoặc chồng bạn nuôi dưỡng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của cháu và phụ thuộc vào khả năng thu nhập cũng như tài chính của bạn và chồng bạn.

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 tại khoản 3 Điều 81, con bạn hiện tại mới được 22 tháng tuổi, đang dưới 36 tháng tuổi, do vậy Tòa án sẽ ưu tiên cho bạn là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, con dưới 36 tháng tuổi chỉ là yếu tối để bạn được Tòa án ưu tiên nuôi dưỡng con nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho cháu phát triển. Để có thể chắc chắn giành được quyền nuôi con thì bạn cần phải chứng minh được bạn đủ điều kiện và kinh tế cũng như tài chính và đủ thời gian để trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn. Bởi, mức lương của chồng bạn hiện nay tương đối cao khoảng 20-30 triệu đồng, còn bạn hiện nay lại không có việc làm. Vì vậy, bạn khá bất lợi khi giành quyền nuôi con với chồng bạn. Do vậy, bạn cần phải tìm được một công việc phù hợp để chứng minh bạn có thu nhập hoặc bạn phải chứng minh được mình có đủ điều kiện về kinh tế, có tài sản, sổ tiết kiệm, bố mẹ của bạn có đủ điều kiện để chăm sóc cho cả 2 mẹ con bạn kể cả khi bạn không có việc làm. Nếu bạn chứng minh được bạn đủ khả năng để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn, đồng thời con bạn lại dưới 36 tháng tuổi thì Tòa sẽ giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng.

Quảng cáo

Xem thêm bài viết >> Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn?

 

giành quyền nuôi con khi mẹ không có việc làm ổn định

 

B/ Giành quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

Thưa Luật sư. Anh trai tôi đã ly hôn vợ và Tòa án đã xử xong và quyền nuôi con thuộc về vợ cũ của anh tôi. Tuy nhiên, cháu tôi được bà nội (mẹ tôi) chăm từ nhỏ (hiện tại bé được 4 tuổi) nên rất tình cảm và cũng là muốn cháu có điều kiện được chăm sóc tốt (vì vợ cũ của anh trai tôi đi làm từ sáng đến tối cả tuần chỉ có thứ 7 và chủ nhật được nghỉ và nhà chị ta lại ở dưới huyện điều kiện ăn học không bằng nhà tôi).

Do vậy, gia đình tôi đã không trả cháu về cho mẹ cháu. Trước đây mấy ngày, mẹ cháu có đến trường học và đưa cháu về nhà mình làm cho gia đình tôi vô cùng buồn phiền, bố mẹ tôi nay đã già lại thêm suy nghĩ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, liệu có cách nào để để giảnh quyền nuôi con hay cho anh trai tôi hay không và mẹ cháu bé làm như vậy có gọi là vi phạm pháp luật hay không bởi vì gia đình tôi có thỏa thuận với nhà trường chỉ có anh trai tôi và bố mẹ tôi mới được phép đón cháu?

Rất mong sớm nhận được sự tư vấn của Luật Sư ạ.

Trả lời :

Luật sư của chúng tôi xin được tư vấn về trường hợp của bạn như sau : Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 tại Điều 84 thì người không trực tiếp nuôi con có quyền thay đổi người nuôi con nếu bố và mẹ thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người chăm sóc, nuôi dưỡng con hoặc bố mẹ có thể căn cứ chứng minh rằng người đang trực tiếp chăm non con không còn có đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
  2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
  3. a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  4. b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  5. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
  6. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
  7. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
  8. a) Người thân thích;
  9. b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  10. c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  11. d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, theo quy định ở trên nếu Anh trai bạn muốn giành lại quyền nuôi con từ người vợ thì phải làm đơn gửi lên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi vợ cũ của Anh trai bạn đang cư trú để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, việc thay đổi quyền nuôi con sẽ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa anh trai bạn và vợ cũ hoặc anh trai bạn phải chứng minh được vợ cũ của anh trai bạn không có đủ điều kiện về tài chính, nơi ở, thời gian và những điều kiện khác để chăm sóc cho con để Tóa án xem xét.

Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Sơn về trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc hay cần chúng tôi hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác xin vui lòng liên hệ Bộ phận tư vấn pháp luật, gọi số 1900.6518 để được giải đáp.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn