Trong hôn nhân và gia đình, không phải trường hợp nào cũng có thể thuận tình ly hôn. Và có những trường hợp người chồng trong thời kỳ hôn nhân lại có hành vi ngoại tình, làm ảnh hưởng tới đời sống chung và quyền lợi của người vợ và người con. Vì vậy, cần biết được các thủ tục để có thể ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình trong trường hợp không thể tiếp tục đời sống chung. Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin quan trọng và cơ bản nhất để có thể làm thủ tục này.
1. Xử phạt người chồng trước việc ly hôn đơn phương khi người chồng ngoại tình
Trước khi xét đến các điều kiện và thủ tục ly hôn đơn phương thì người chồng có hành vi ngoại tình có thể bị xử phạt theo quy định.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có quy định về cấm người mà đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc là chung sống như vợ, chồng với người khác hoặc là người chưa có vợ, hoặc chưa có chồng mà lại kết hôn hoặc là chung sống như vợ chồng với người mà đang có chồng, đang có vợ.
Căn cứ theo Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 48 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt vi phạm đối với người vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Đối với người vi phạm chế độ này sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng cho đến 3.000.000 đồng.
Trong trường hợp, người có hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng và gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý và truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 Bộ luật Hình sự.
2. Thủ tục ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình
Hồ sơ để thực hiện việc ly hôn đơn phương cần có tài liệu cụ thể sau:
– Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân của người vợ, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng.
– Có Giấy đăng ký kết hôn (cần bản chính).
– Có các giấy tờ về sở hữu, sử dụng tài sản (nếu có).
Tòa án sẽ xem xét về việc giải quyết ly hôn, cho quyết định ly hôn khi nhận thấy có các căn cứ sau:
– Nếu tình trạng hôn nhân trầm trọng.
– Đời sống chung không thể nào tiếp tục được kéo dài.
– Mục đích của cuộc hôn nhân này không đạt được.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái được quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình:
– Người vợ, người chồng vẫn phải có nghĩa vụ trong việc trông nom chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên hoặc là con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng để lao động và không có tài sản riêng để tự nuôi bản thân mình.
– Người không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho việc nuôi con.
Trình tự giải quyết việc ly hôn đơn phương:
– Tòa án sẽ xem xét các tài liệu, các chứng cứ cần thiết để thực hiện việc giải quyết.
– Thời hạn quy định là 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thì đương sự phải thực hiện nộp tiền tạm ứng án phí (cụ thể là 200.000 đồng: nếu như trong trường hợp không có sự tranh chấp về khối tài sản). Sau khi đã thực hiện nộp xong tiền tạm ứng án phí thì đương sự sẽ nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí này cho Tòa án.
– Tòa án sẽ thụ lý việc dân sự hoặc là vụ việc dân sự kể từ ngày mà nhận được biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Thời hạn để giải quyết vụ án ly hôn này quy định là 4 tháng, nhưng nếu vụ án ly hôn này có tính chất phức tạp hơn thì thời gian giải quyết sẽ được kéo dài nhưng không được kéo dài thêm quá 2 tháng.
– Sau cùng, Tòa án sẽ đưa ra những quyết định sau:
- Quyết định việc tạm đình chỉ vụ án ly hôn.
- Quyết định việc đình chỉ vụ án hoặc là quyết định đưa vụ án ly hôn này ra xét xử.
- Trong thời hạn quy định là 1 tháng kể từ ngày Tòa án có quyết định đưa vụ án ly hôn ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa. Trong trường hợp mà có lý do chính đáng thì thời hạn sẽ được kéo dài nâng lên thành 2 tháng.
Trên đây là các quy định của pháp luật về việc ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình và các vấn đề giải quyết liên quan. Nếu như bạn đọc cần được hỗ trợ thì hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn các quy định pháp luật chính xác và phù hợp nhất.