logo

Không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có sao không?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 16-04-2021 |
  • Tin tức , |
  • 2838 Lượt xem

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ của mỗi công dân khi đến độ tuổi quy định. Dựa vào kết quả khám sức khỏe, công dân đó sẽ biết được mình có đủ tiêu chuẩn vào quân ngũ hay không. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp công dân không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh việc nhập ngũ. Vậy những đối tượng này có bị xử phạt hay không và mức xử phạt như thế nào? Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

I. Quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Việc tổ chức khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm mục đích tuyển chọn những công dân có đủ sức khỏe cho các đợt nhập ngũ. Theo đó, quy định về việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được ban hành như sau:

1.1 Độ tuổi khám nghĩa vụ quân sự

Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ. Theo đó, độ tuổi gọi nhập ngũ sẽ kéo dài từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Riêng công dân tham gia đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Vì vậy, những công dân từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi phải tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Với những công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học (chưa nhập ngũ) thì được gia hạn đến 27 tuổi.

khong di kham nghia vu quan su co duoc khong

Bắt buộc tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đối với mọi công dân trong độ tuổi quy định

1.2 Thời gian khám sức khỏe

Thời gian gọi công dân nhập ngũ hằng năm là vào tháng 2 hoặc tháng 3. Trước đó sẽ tổ chức khám sức khỏe nhập ngũ từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12. Những địa phương có thảm họa hoặc gặp dịch bệnh nguy hiểm sẽ được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ.

Những trường hợp cấp bách vì lý do an ninh, quốc phòng thì được gọi công dân nhập ngũ lần 2. Thời gian khám sức khỏe nhập ngũ lần thứ 2 được quyết định bởi Thủ tướng Chính phủ.

1.3 Các chế độ được hưởng trong thời gian khám

  • Đối với những trường hợp công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước:

Trong thời gian thực hiện khám và kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự vẫn được hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe đi, về theo quy định hiện hành của pháp luật.

  • Đối với những trường hợp công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước:

Trong thời gian tiến hành khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự được Nhà nước đảm bảo các chế độ sau:

+ Tiền ăn bằng mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;

+ Được thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.

cac truong hop duoc mien kham nghia vu quan su

Công dân được hưởng chế độ gì trong thời gian thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

1.4 Chỉ đi khám khi có giấy gọi

Khoản 2 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:

  • Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ.
  • Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.

Vì vậy, công dân chỉ tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

giay kham nghia vu quan su

Giấy khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Đối tượng không đủ sức khỏe được tạm hoãn gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự

Chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Không gọi nhập ngũ vào Quân đội đối với những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Nếu công dân chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe theo quy định kể trên thì được phép tạm hoãn gọi nhập ngũ.

II. Không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có sao không?

Những trường hợp công dân không thuộc đối tượng tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì vẫn bắt buộc tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.

Công dân sẽ bị xử phạt nếu trốn tránh thực hiện nhiệm vụ khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi không có lý do chính đáng. Theo đó, một trong những lý do chính đáng là:

  • Bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.
  • Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang trong tình trạng ốm nặng.
  • Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
  • Nhà ở của công dân hoặc nhà ở của thân nhân nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
  • Không nhận được giấy gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở, bao gồm:
    • Không thông báo hoặc thông báo chậm các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
    • Dùng lời nói hoặc hành động ngăn cản, đe dọa về vật chất lẫn tinh thần đối với người có trách nhiệm khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, việc thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ bắt buộc của mọi công dân khi đến độ tuổi quy định.

 

Công dân không thuộc đối tượng tạm hoãn nghĩa vụ quân sự phải tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ

III. Mức xử phạt khi không đi khám nghĩa vụ quân sự

Việc công dân vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử  phạt như sau:

  • Phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với những trường hợp công dân không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra. Hoặc những công dân trốn khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
  • Phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong số những hành vi vi phạm sau:
    • Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
    • Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
    • Cán bộ hoặc nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Những trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Mức án cho hình phạt này có thể lên đến 05 năm tù.

khong di kham suc khoe nghia vu co bi phat khong

Xử phạt hành chính đối với các trường hợp không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Tóm lại, việc không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là hành động vi phạm pháp luật. Luật Hùng Sơn vừa giúp bạn tìm hiểu chi tiết những quy định cơ bản về vấn đề khám sức khỏe nhập ngũ. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu bạn đang cần tư vấn bất cứ vấn đề gì liên quan đến luật pháp, hãy gọi điện ngay đến số tổng đài của Luật Hùng Sơn: 1900 6518 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top