Khảo sát xây dựng là gì? Khảo sát là xem xét một cách cụ thể vấn đề nhằm tìm hiểu các thông tin, tri thức liên quan đến vấn đề đó. Trong lĩnh vực nào, để tiến hành chúng ta cũng cần tìm hiểu, đánh giá. Phương pháp khảo sát được sử dụng thường xuyên khi cần tìm kiếm thông tin và rút ra phương án giải quyết. Trong lĩnh vực xây dựng, thuật ngữ khảo sát không còn xa lạ. Vậy khảo sát xây dựng là gì? Vì sao cần khảo sát xây dựng?
Khảo sát xây dựng là gì?
Theo từ điển Hán – Việt, khảo sát là xem xét một cách cụ thể để tìm hiểu vấn đề. Chẳng hạn: “Khảo sát kinh nghiệm”, “khảo sát thị trường”, “khảo sát giáo dục”, “khảo sát thái độ làm việc”, “khảo sát chất lượng”…
Như vậy khảo sát là hoạt động thu thập thông tin, tổng hợp từ đó đưa ra đánh giá dựa trên những thông tin thu thập được. Trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động khảo sát xây dựng là việc thị sát, thăm dò, tìm kiếm và đánh giá các điều kiện thi công của đối tượng xây dựng: Điều kiện tự nhiên, địa hình, vị trí, những vấn đề có thể phát sinh khi thi công, hiện trạng công trình..
Khảo sát xây dựng giúp tập hợp thông tin, từ đó đánh giá và thành lập các giải pháp hợp lý nhất để tiến hành hoạt động thiết kế, thi công công trình. Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa hình, khảo sát công trình, khảo sát địa chất, thủy văn… và các hoạt động khảo sát khác nhằm phục vụ hoạt động xây dựng.
Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng là gì?
Thực hiện khảo sát xây dựng, nhà thầu khảo sát cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- + Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.
- + Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.
- + Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.
- + Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.
- + Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát.
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng
Theo Điều 76 Luật Xây dựng quy định về quyền của Chủ đầu tư trong việc khảo sát xây dựng như sau:
Chủ đầu tư có quyền tiến hành khảo sát xây dựng nếu đáp ứng đủ điều kiện về năng lực;
- Ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng, giám sát và yêu cầu nhà thầu khảo sát thực hiện đúng nội dung hợp đồng khảo sát xây dựng;
- Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng. phương án kỹ thuật khảo sát;
- Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật;
- Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng hợp lý theo tư vấn chuyên môn.
Bên cạnh quyền lợi nói trên, chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
- Trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng, chủ đầu tư có nghĩa vụ lựa chọn nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát xây dựng;
- Chủ đầu tư cần cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến kết quả khảo sát cho nhà thầu khảo sát;
- Đảm bảo cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện công việc;
- Thực hiện theo hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết;
- Tổ chức giám sát công tác khảo sát, nghiệm thu và phê duyện kết quả khảo sát;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp;
- Các nghĩa vụ khác nếu có trong hợp đồng hoặc pháp luật liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng
Điều 77 Luật Xây dựng quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng như sau:
Tương ứng với nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát xây dựng có quyền:
- Nhà thầu khảo sát xây dựng có thể yêu cầu các bên liên quan cung cấp số liệu, thông tin;
- Từ chối thực hiện công việc ngoài Hợp đồng khảo sát xây dựng;
- Ký hợp đồng thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng;
- Các quyền khác theo Hợp đồng hoặc quy định của pháp luật
Nhà thầu khảo sát xây dựng có nghĩa vụ:
- Thực hiện đúng Hợp đồng khảo sát xây dựng theo quy định;
- Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng nếu phát hiện ra yếu tố có thể ảnh hưởng đến giải pháp thiết kế;
- Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng do mình thực hiện hoặc thuê nhà thầu phụ thực hiện
- Bồi thường thiệt hại, nếu có do thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát
- Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng hoặc quy định khác của pháp luật.
Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng
Để thực hiện khảo sát xây dựng, nhà thầu xây dựng cần thực hiện theo trình tự sau:
- Thứ nhất, lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
- Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
- Tiến hành khảo sát xây dựng thực tế;
- Nghiệm thu, phê duyệt đối với kết quả khảo sát xây dựng,
Trên đây là nội dung bài viết Khảo sát xây dựng và một số nội dung liên quan đến khảo sát xây dựng mà Luật Hùng Sơn gửi đến bạn đọc. Nếu có vướng mắc chưa rõ, vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ bộ phận tư vấn qua Tổng đài: 1900.6518
- Tìm hiểu biên kịch là gì? - 08/06/2023
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh rượu như thế nào? - 07/06/2023
- Mẫu biên bản quyết toán hợp đồng mới nhất - 06/06/2023