Mục lục
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm;
- Luật Quảng cáo 2012;
- Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn Luật Quảng cáo 2012
- Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo 2012;
- Thông tư số 64/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 7 năm 2008/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung thông tư số 67/2004/TT-BTC ngày 07/7/2004 quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo.
- Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007 giữa Bộ Văn hoá – Thông tin, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục cấp phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Thành phần hồ sơ
- Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo (Mẫu Mẫu số 10 PLI – Nghị định 15/2018);
- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của TC, CN);
- Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
► Lưu ý: Phải có dự kiến quảng cáo và nội dung quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình. Nếu quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két và dự kiến quảng cáo (có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Trường hợp quảng cáo ngoài tính năng, công dụng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh. Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký phải được thể hiện bằng tiếng Việt; nếu bằng ngoại ngữ thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
Yêu cầu về nội dung
Khi tiến hành quảng cáo thì cần phải đảm bảo sự chính xác tác dụng đã công bố của sản phẩm. Ngoài ra còn phải đưa ra các tài liệu, bằng chứng khoa học chứng minh các nội dung sau:
- Tên gọi sản phẩm.
- Xuất xứ của sản phẩm
- Tác dụng của thực phẩm chức năng.
- Khuyến cáo, tác dụng phụ nếu có khi sử dụng sản phẩm.
- Trình bày rõ các phương pháp, cách bảo quản và hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
► Lưu ý: Phải kèm chữ hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”và phải đảm bảo về kích cỡ.
Nơi nộp hồ sơ đăng ký
Người nộp, nộp hồ sơ đăng ký tại Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế.
Thời gian xin giấy phép
Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi nhận trên giấy tiếp nhận hồ sơ, nếu không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì đơn vị hoặc cá nhận đăng ký quảng cáo được quyền sử dụng quảng cáo đúng với nội dung đã đăng ký với cục an toàn thực phẩm.
Những hành vi bị cấm khi thực hiện việc quảng cáo.
- Quảng cáo thực phẩm chức năng khi chưa có giấy phép lưu hành thực phẩm chức năng của cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Sử dụng các hành vi cấm khác về quảng cáo đã được quy định trong pháp luật.
- Sử dụng thư cảm ơn của bệnh nhân, uy tín, thư tín của các đơn vị điều trị uy tín khác để quảng cáo thực phẩm.
- Sản phẩm quảng cáo là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
- Quảng cáo sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Trên đây là những thông tin hữu ích cho bạn đọc về Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng mà Luật Hùng Sơn muốn chia sẻ cho bạn.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ hotline của công ty Luật Hùng Sơn theo số 1900 6518 (từ 8:00 -18:00)
♦ Tư vấn ngoài giờ hành chính: 096 402 3333 – 096 932 9922
♦ Địa chỉ văn phòng ở Hà Nội: Phòng C415, Tòa nhà Sông Đà Mỹ Đình, Cầu Giấy, Hà Nội.