Kinh doanh vận tải đa phương thức đang rất phát triển trong thời gian hiện nay với nhu cầu ngày càng lớn. Vậy thủ tục xin cấp giấy phép vận tải đa phương thức như thế nào?
Quảng cáo
Cơ sở pháp lý
Nghị định số 125/2003/ND-CP ngày 29/10/2003 về vận tải đa phương thức quốc tế
Thông tư số 10/2004/TT-BGTVT ngày 23/6/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 về vận tải đa phương thức quốc tế.
Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức
Đối với tổ chức và cá nhân Việt Nam
Là doanh nghiệp Việt Nam có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức
Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm chuyên môn cho hoạt động vận tải đa phương thức hoặc bảo đảm của ngân hàng cho việc kinh doanh vận tải đa phương thức trước những tổn thất trong vận chuyển, hư hỏng hàng hoá, giao hàng chậm hoặc các rủi ro khác
Có tài sản trị giá ít nhất 80.000 SDR hoặc có sự bảo đảm tương đương
Đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
Đáp ứng các điều kiện được quy định trong luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm chuyên môn cho hoạt động vận tải đa phương thức hoặc đảm bảo của ngân hàng cho việc kinh doanh vận tải đa phương thức trước những tổn thất trong vận chuyển, hư hỏng hàng hoá, giao hàng chậm hoặc các rủi ro khác
Có tài sản trị giá ít nhất 80.000 SDR hoặc có sự bảo đảm tương đương.
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài
Là doanh nghiệp của các nước thành viên ASEAN đã ký Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc doanh nghiệp của các nước ký Hiệp định song phương hoặc đa phương với Việt Nam về vận tải đa phương thức
Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp và được hợp pháp hoá lãnh sự
Có đại diện pháp lý tại Việt Nam là doanh nghiệp vận tải hoặc đại lý vận tải của Việt Nam. Trong trường hợp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ vốn góp của phía Việt Nam không thấp hơn 51%.
Hồ sơ đăng ký
Đối với các tổ chức và cá nhân Việt Nam, nộp hồ sơ lên Bộ Giao thông vận tải
Đơn xin cấp giấy phép (do người đứng đầu doanh nghiệp ký và đóng dấu);
Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh (có công chứng);
Bản khai báo tài sản doanh nghiệp do cơ quan tài chính quản lý doanh nghiệp chứng nhận hoặc giấy tờ đảm bảo tương đương do các ngân hàng chứng nhận;
Bản sao hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm chuyên môn (có công chứng) hoặc giấy tờ bảo đảm của ngân hàng.
Đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài, nộp hồ sơ đăng ký lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các loại giấy tờ theo quy định của luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Bản khai tài sản doanh nghiệp hoặc các giấy tờ bảo đảm tương đương
Bản sao hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm chuyên môn hoặc bản sao giấy tờ bảo đảm của ngân hàng
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, nộp hồ sơ đăng ký lên Bộ Giao thông vận tải
Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức
Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp và đã được hợp pháp hoá lãnh sự. Bản sao phải được chứng nhận bởi đại sứ quán hoặc lãnh sự quán nước đó đóng tại Việt Nam
Hợp đồng đại lý với doanh nghiệp của Việt Nam
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức
Đối với doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài
Các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh vận tải đa phương thức phải nộp ba bộ hồ sơ lên Vụ Giao thông vận tải thuộc Bộ Giao thông vận tải. Vụ Giao thông vận tải kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và ký xác nhận đã nhận hồ sơ
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Giao thông vận tải gửi hồ sơ đến các vụ, cục liên quan thẩm định
Doanh nghiệp nhận giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức trong vòng 20 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ
Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong vòng 20 ngày
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ xin cấp phép lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gủi cho Bộ Giao thông vận tải xem xét chấp thuận
Vụ Giao thông vận tải Bộ Giao thông vận tải đánh giá và trả lời trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Bồ Kế hoạch và Đầu tư
Trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải
Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong vòng 60 ngày
Cần phải lưu ý rằng Quy trình và thủ tục đánh giá hồ sơ và cấp giấy phép đầu tư trong lĩnh vực vận tải đa phương thức phải tuân thủ các các điều khoản luật về đầu tư nước ngoài.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức. Mọi thắc mắc xin liên hệ ngay đến Tổng đài 1900.6518 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.