Một trong các loại chứng khoán phái sinh mới được Nhà nước mới cho ra mắt trong vài năm gần đây đó là hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ. Vậy bạn hiểu thế nào về hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ? Hãy cùng Luật Hùng Sơn lý giải ở bài viết này nhé!
Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ là gì?
Căn cứ theo Điều 2 của Thông tư 58/2021/TT-BTC có giải thích, hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ chính là hợp đồng tương lai theo tài sản cơ sở đó là trái phiếu Chính phủ hay trái phiếu giả định có những đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ.
Trong đó:
Hợp đồng tương lai chính là loại chứng khoán phái sinh niêm yết, đồng thời xác nhận cam kết giữa các bên liên quan để thực hiện 1 trong các giao dịch:
- Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định căn cứ theo mức giá đã được xác định vào thời điểm đã xác định trong tương lai;
- Thanh toán khoản chênh lệch của giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại ngày tiến hành giao kết hợp đồng với giá trị tài sản cơ sở vào thời điểm đã xác định trong tương lai.
(Dựa theo khoản 12 Điều 4 của Luật Chứng khoán 2019)
Trái phiếu Chính phủ được hiểu là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành để huy động vốn cho ngân sách Nhà nước hay huy động vốn cho chương trình, các dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước (căn cứ theo khoản 1 Điều 2 của Nghị định 01/2011/NĐ-CP ).
Đặc điểm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ
Dưới đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm của hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Đừng bỏ lỡ nhé!
Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ
Theo khoản 1 Điều 4 của Thông tư 58, tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ chính là:
- Trái phiếu Chính phủ đang được giao dịch trên thị trường; hoặc
- Trái phiếu giả định có 1 số đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ. Đồng thời Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng những đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ, tiến hành thiết kế trái phiếu giả định báo cáo Bộ Tài chính đồng ý chấp thuận trước khi thực hiện.
Phương thức thanh toán khi đáo hạn
Căn cứ khoản 2 Điều 4 của Thông tư 58 quy định, hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ khi đáo hạn sẽ được thực hiện dưới hình thức thanh toán thông qua tiền hay chuyển giao tài sản cơ sở dựa theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và luật bù trừ chứng khoán Việt Nam. Lưu ý phương thức thanh toán được quy định trước khi niêm yết.
Mẫu hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ
Dựa theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 58, mẫu hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ bởi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi tiến hành báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng ý.
Quy mô hợp đồng trái phiếu chính phủ và bước giá
- Quy mô của hợp đồng được quy định dựa theo Sở Giao dịch Chứng khoán là 1 tỷ đồng.
- Bước giá/Đơn vị Yết giá: Xác định dựa vào quy ước yết giá của trái phiếu cơ sở. Giá tiền của bước giá tối thiểu chính là phép nhân giữa quy mô hợp đồng cũng như số điểm cơ bản của bước nhảy phải có giá tối thiểu (1 tỷ đồng).
Thời gian và ngày giao dịch cuối cùng
- Giao dịch được diễn ra trên sàn, thời gian mở cửa sớm hơn 15 phút với thị trường cơ sở tuy nhiên kết thúc đầu thời.
- Ngày giao dịch cuối cùng là thời điểm giao dịch cuối cùng trong tháng đáo hạn (thời hạn là 3 tháng cuối 3 Quý gần nhất). Khi đó, hợp đồng tương lai sẽ không còn được giao dịch trên thị trường (đồng thời hợp đồng hết hiệu lực). Lúc này việc thanh toán phải thực hiện giữa bên mua và bên bán.
- Ngày giao dịch cuối cùng vào ngày 15 của tháng đáo hạn hay ngày giao dịch liền trước trong trường hợp ngày 15 là ngày nghỉ. Thời gian thanh toán cuối cùng chính là ngày làm việc thứ 3 kể từ ngày giao dịch cuối cùng.
Giới hạn biến động giá hàng ngày
Mức biến động tối đa/tối thiểu trong phiên giao dịch rơi vào khoảng +/- 3% so với tham chiếu. Lúc này, giới hạn lệnh là 500 hợp đồng. Bên cạnh đó, giới hạn vị thế là 10.000 hợp đồng (áp dụng riêng với tổ chức).
Các vị thế Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ
Vị thế mua: Các nhà đầu tư tham gia hợp đồng tương lai theo tư cách bên mua (họ có nghĩa vụ nhận tài sản cơ sở và thanh toán tiền dựa vào giá đã thỏa thuận khi hợp đồng đáo hạn).
Lãi/lỗ vị thế mua = (Giá thị trường – Giá mua)*Hệ số nhân hợp đồng
Vị thế bán: Những nhà đầu tư tham gia hợp đồng tương lai theo tư cách bên bán (họ có nghĩa vụ giao tài sản cơ sở cũng như nhận tiền theo giá đã thỏa thuận khi hợp đồng đáo hạn).
Lãi/lỗ vị thế bán = (Giá bán – Giá thị trường)*Hệ số nhân hợp đồng
Nhà đầu tư có thể tiến hành đáo hạn vị thế hay đóng vị thế trước hạn. Thời điểm nhà đầu tư muốn đóng vị thế trước hạn thì họ chỉ cần thực hiện giao dịch trái ngược với vị thế ban đầu cùng với số hợp đồng và kỳ hạn tương ứng.
Ký quỹ và điều chỉnh giá hàng ngày
Nhà đầu tư cần phải nộp và duy trì trên tài khoản của mình 1 khoản tiền để đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán phát sinh từ vị thế dự định nắm giữ hay đang nắm giữ.
Ký quỹ ban đầu là việc nộp 1 số tiền nhất định (gồm cả giá trị loại tài sản đủ điều kiện) trước khi tiến hành mở vị thế (hoặc là trước khi thực hiện giao dịch mua hay bán hợp đồng tương lai). Theo đó, quy định hiện hành là 2,5% (tỷ lệ ký quỹ thực hiện hợp đồng đó là 5%).
Ký quỹ duy trì là việc đảm bảo lượng tài sản ký quỹ đạt tối thiểu 1 giá trị hay tỷ lệ nhất định so với giá trị vị thế mở.
Cần lưu ý gì về hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ
Bộ Tài chính vừa được ban hành bởiThông tư số 58/2021/TT-BTC ngày 12/7/2021 có hướng dẫn một số điều của Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh.
Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (TPCP) là hợp đồng tương lai dựa theo tài sản cơ sở là TPCP hay trái phiếu giả định có 1 số đặc trưng cơ bản của TPCP. Bên cạnh đó, mẫu hợp đồng tương lai TPCP là do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi thực hiện báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Việc xác định và công bố thông tin về những loại trái phiếu Chính phủ thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định thời điểm cuối cùng để chốt danh sách những trái phiếu Chính phủ có thể chuyển giao hay được sử dụng với mục đích xác định giá thanh toán cuối cùng. Kể từ đó, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cùng Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc không được điều chỉnh danh sách các trái phiếu Chính phủ nêu trên.
Ví dụ về hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã cho ra mắt sản phẩm phái sinh mới chính là hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ (TPCP) theo kỳ hạn 10 năm. Cụ thể thì hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm sẽ có tài sản cơ sở là TPCP giả định với kỳ hạn 10 năm, mệnh giá là 100.000 đồng, lãi suất danh nghĩa là 5,0%/năm, thời hạn trả lãi định kỳ cuối kỳ là 12 tháng/lần, trả gốc 1 lần khi đáo hạn.
Số lượng hợp đồng tương lai TPCP với kỳ hạn 10 năm tối đa được nắm giữ trên một tài khoản đối với các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp là 10.000 hợp đồng, đơn vị đầu tư tổ chức là 5.000 hợp đồng, đồng thời nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp là 3.000 hợp đồng.
Tương tự như các hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ khác, các nhà đầu tư cũng cần phải tiến hành ký quỹ đảm bảo thanh toán. Lúc này, tỷ lệ ký quỹ sẽ do VSD quy định và được công bố thông tin 2 ngày trước khi áp dụng chính thức. Những công ty chứng khoán có thể áp dụng những mức ký quỹ bằng hay cao hơn mức ký quỹ sẽ do Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) công bố.
Biên độ dao động giá của hợp đồng tương lai TPCP với kỳ hạn 10 năm là ±3% so với giá tham chiếu. Lúc này, giá tham chiếu chính là giá thanh toán cuối ngày của những ngày giao dịch liền trước hay giá lý thuyết với mã hợp đồng niêm yết mới.
Ngày thanh toán cuối cùng chính là ngày làm việc thứ 3 tính từ ngày giao dịch cuối cùng. Thời điểm giao dịch cuối cùng là ngày 25 của tháng đáo hạn hay ngày giao dịch liền trước nếu như ngày 25 là ngày nghỉ.
Cách thức thanh toán sẽ là chuyển giao vật chất ở ngày thanh toán cuối cùng. Tiêu chuẩn của trái phiếu chuyển giao là TPCP bởi Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành trả lãi định kỳ cuối kỳ là 12 tháng/lần. Các kỳ trả lãi bằng nhau, trả gốc 1 lần khi đáo hạn, còn lại kỳ hạn từ 8 – 11 năm tính tới ngày thanh toán cuối cùng, có giá trị niêm yết tối thiểu là 2.000 tỷ đồng. Lúc này, hệ số chuyển đổi được tính theo lãi suất danh nghĩa là 5,0%/năm.
Nhà đầu tư có thể chọn lựa đáo hạn vị thế hay đóng vị thế trước hạn. Nếu như nhà đầu tư muốn đóng vị thế trước kỳ hạn chỉ cần thực hiện giao dịch trái ngược với vị thế ban đầu của mình với số hợp đồng cùng với kỳ hạn tương ứng.
Bài viết trên đây là một số thông tin cơ bản về hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Nếu như có thắc mắc liên quan đến các quy định pháp luật về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, các bạn hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để được hỗ trợ.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023