Nhắc đến cụm từ “Hợp đồng hôn nhân” người ta thường hay nghĩ đến các tình tiết trong các bộ phim, truyện dài kỳ, giả tưởng. Pháp luật ở một số quốc gia, cho phép trước khi kết hôn, nam và nữ có thể xác lập khế ước hay hợp đồng hôn nhân. Liệu tại Việt Nam, loại hợp đồng với đối tượng đặc biệt này dưới góc độ pháp lý có ý nghĩa không? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về “Hợp đồng hôn nhân”?
1. Hợp đồng hôn nhân là gì?
– Khái niệm hợp đồng theo Bộ Luật Dân sự 2015:
“Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Theo đó, trong quan hệ hợp đồng giữa các bên thỏa thuận về việc giữa hai bên sẽ xác lập, thay đổi hoặc chậm dứt quyền, nghĩa vụ nào đó.
– Khái niệm “Hôn nhân” được đề cập tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.”
Như vây căn cứ vào khái niệm về hợp đồng và hôn nhân ở trên, nếu có giá trị về mặt pháp lý hẳn Hợp đồng hôn nhân được hiểu là một thỏa thuận giữa vợ và chồng được thiết lập trước thời kỳ hôn nhân nhằm: Thỏa thuận xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ nào đó giữa hai người.
Xét dưới góc độ pháp luật dân sự, nếu đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện, thỏa thuận đồng thời không vi phạm điều cầm của pháp luật thì có lẽ Hợp đồng hôn nhân là một thỏa thuận hợp pháp. Tuy nhiên, không thể không xét dưới góc độ Hôn nhân và gia đình. Khi hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng, là kết quả của một quá trình yêu thương, tìm hiểu. Cả hai xuất phát từ mục đích xây dựng một gia đình gắn bó, không vụ lợi thì “Hợp đồng hôn nhân” không được thừa nhận hoàn toàn.
2. Hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không
Pháp luật Việt Nam nói chung và Luật Hôn nhân gia đình nói riêng, đến nay chưa có quy định về “hợp đồng hôn nhân” và cũng không thừa nhận loại hợp đồng này. Tuy nhiên, Luật có quy định về vấn đề thỏa thuận về chế độ tài sản được lập trước khi kết hôn dưới thể thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Pháp luật tôn trọng quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của công dân. Cụ thể, vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Như vậy, tuy Hợp đồng này không được thừa nhận như một loại hợp đồng chính thống, có giá trị pháp lý nhưng giữa hai bên vợ và chồng có thể thỏa thuận, xác lập chế độ tài sản trước hôn nhân mà không vi phạm pháp luật.
Cụ thể, về vấn đề thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng được quy định như sau:
“Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. “
Theo đó, trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận phải phù hợp với các nguyên tắc chung, dựa trên tinh thần thiện chí, tự nguyện và không nhằm những mục đích trái pháp luật. Giữa vợ, chồng có thể thỏa thuận theo một trong các nội dung:
Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;
Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.
(Điều 15, Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình)
Bên cạnh việc được thỏa thuận xác lập chế độ tài sản giữa vợ, chồng, trong thời kỳ hôn nhân vợ, chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung thỏa thuận hoặ có thể áp dụng chế độ tài sản theo luật định.
Dù không thừa nhận Hợp đồng hôn nhân nhưng giữa vợ và chồng vẫn được thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng trước thời kì hôn nhân để định đoạt tài sản giữa vợ và chồng. Ngoài ra, những thỏa thuận khác của thỏa thuận biến hôn nhân trở thành công cụ thực hiện các mục đích trục lợi, bất hợp pháp.. đều là trái pháp luật.
Như vậy, Hợp đồng hôn nhân là khái niệm không chính thống và chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Hùng Sơn: 1900.6518 để được lắng nghe và giải đáp.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023