Với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có chiều hướng xấu và ảnh hưởng đến sức khỏe chung của toàn xã hội hiện nay thì đề ra các biện pháp và tuân thủ việc cách ly khi có yêu cầu là điều hết sức cần thiết. Nhưng cũng có những trường hợp không tuân theo quy định cách ly, không thực hiện việc bảo đảm chung cho sức khỏe của cộng đồng đã trốn khỏi khu cách ly y tế. Đây là một hành vi không hề tốt cho chính bản thân người vi phạm và xã hội. Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp thông tin về các quy định xử phạt đối với hành vi này để mọi người có thể nắm rõ hơn.
1. Quy định về việc cách ly y tế trong mùa dịch Covid-19 hiện nay
Cách ly y tế chính là việc mà tách riêng người đang mắc bệnh truyền nhiễm hoặc là người bị nghi ngờ đang mắc bệnh truyền nhiễm, hoặc là người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc có thể là vật có khả năng mang theo tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Việc cách ly y tế này nhằm để hạn chế sự lây lan và truyền bệnh trong cộng đồng.
Căn cứ theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì dịch bệnh Covid-19 chính là một bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm. Việc cách ly y tế là biện pháp bắt buộc phải thực hiện.
Hiện nay thì có các hình thức cách ly y tế cụ thể sau:
– Cách ly ở tại nhà hoặc cơ sở lưu trú.
– Cách ly ở tại cơ sở khám bệnh.
– Thực hiện cách ly nghiêm ngặt.
Và khi có một nhóm người có nguy cơ cao bị mắc bệnh truyền nhiễm (như là trở về từ vùng có dịch) thì sẽ được cách ly y tế tập trung ở tại một khu vực (như doanh trại quân đội hoặc các bệnh viện dã chiến, …) để có thể theo dõi sức khỏe và tách mầm bệnh khỏi cộng đồng.
Nhưng cũng có những trường hợp trái với quy định về việc cách ly, có hành vi không hợp tác hoặc là trốn khỏi khu cách ly y tế tập trung. Đây là một hành vi không tuân thủ quy định pháp luật và tuân thủ quy định về việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng động xã hội.
2. Xử phạt đối với hành vi trốn khỏi khu cách ly y tế
Căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì quy định cụ thể như sau: người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh các biện pháp cách ly y tế hoặc cưỡng chế việc cách ly y tế của các cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng Việt Nam.
Ngoài ra thì theo điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP cũng có quy định: người nào từ chối hoặc là trốn tránh việc áp dụng các quyết định về việc cách ly y tế, cưỡng chế việc cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm mà thuộc vào nhóm máu A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc là mang tác nhân gây bệnh và có thuộc vào nhóm máu A thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng Việt Nam.
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hai hành vi vi phạm trên là buộc phải thực hiện việc cách ly y tế và cưỡng chế cách ly y tế.
Nếu như hành vi trốn khỏi khu cách ly y tế và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đủ dấu hiệu để cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 240 Bộ luật HÌnh sự năm 2015 về tội làm lây lan dịch bệnh. Mức hình phạt có thể áp dụng với người có hành vi vi phạm này là phạt tiền từ 50 cho đến 200 triệu đồng hoặc có thể bị phạt tù từ 1 năm cho đến 5 năm.
Trên đây là các quy định cụ thể của pháp luật về cách ly y tế và các mức xử phạt, hình phạt có thể áp dụng đối với trường hợp có người trốn khỏi khu cách ly y tế, gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu như bạn đọc có thắc mắc gì về các quy định pháp luật liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để chúng tôi có thể giúp bạn thông tin chi tiết và chính xác.
>>> Mức phạt đối với những vi phạm liên quan đến dịch Covid – 19