[Góc giải đáp] Hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ – hậu quả pháp lý, mức phạt ra sao?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 22-07-2021 |
  • Tin tức , |
  • 435 Lượt xem

Những năm gần đây, trên thị trường, bên cạnh những loại hàng hóa có thương hiệu, đạt chất lượng thì tình trạng buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn diễn ra rất phức tạp, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, trở thành vấn đề nổi cộm, thu hút sự quan tâm của người dân bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế trong xã hội mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, tài chính của những người tiêu dùng, sự lo ngại mỗi khi lựa chọn các sản phẩm. Bên cạnh đó,làm giảm uy tín và niềm tin của người tiêu dùng vào các nhà sản xuất kinh doanh chất lượng. Vậy, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ – hậu quả pháp lý, mức phạt được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn  vấn đề pháp lý này.

Quảng cáo

Thế nào là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Theo Khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/10/2020) đã nêu ra định nghĩa : Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa đang lưu thông trên thị trường nhưng không có căn cứ để có thể xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa đó. 

Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa được thể hiện ở các thông tin sau:

– Nhãn hiệu, bao bì và tài liệu kèm theo hàng hóa;

– Chứng từ chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hàng hóa, tờ khai hải quan;

– Giấy tờ khác với mục đích chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định pháp luật.

Như vậy, những hàng hóa nào không đáp ứng được điều kiện về nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa như các căn cứ trên được nêu ở trên thì được xem là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Xử phạt vi phạm hành chính

Đối tượng áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Theo quy định cụ thể  tại điều 2 Nghị định 98/2020/NĐ-CP , đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm: Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính ; Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông -lâm- ngư nghiệp, làm muối và người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh không cố định hoặc làm những dịch vụ có thu nhập thấp và không phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định mà có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này sẽ bị xử phạt như với cá nhân vi phạm.

Mức xử phạt

Mức xử phạt đối với những hàng hóa không có nhãn mác được pháp luật quy định chi tiết, cụ thể  tại khoản 4 Điều 31 NĐ 119/2017/NĐ-CP, cụ thể như:

“4. Mức phạt tiền dành cho những hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định của pháp luật là phải có nhãn hàng hóa nhưng không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn hàng hóa gốc nhưng bị thay đổi được quy định cụ thể như:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với những hàng hóa vi phạm có giá trị tới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 – 6.000.000 đồng với hàng hóa vi phạm giá trị từ trên 5.000.000 đến 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 6.000.000 -10.000.000 đồng với những hàng hóa vi phạm có giá trị trên 10.000.000 đến 20.000.000 đồng;

d)  Phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng với hàng hóa vi phạm giá trị từ trên 20.000.000 – 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 -25.000.000 đồng với những hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 -50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 – 35.000.000 đồng với những hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 – 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 – 50.000.000 đồng với những hàng hóa vi phạm giá trị từ trên 70.000.000 – 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 – 60.000.000 đồng áp dụng với những hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.”

Từ những quy định trên có thể thấy cá nhân khi có hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 60 triệu đồng, phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa vi phạm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự  2015 ( sửa đổi và bổ sung 2017)

Hình phạt với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung 2017) về tội buôn lậu quy định cụ thể như sau:

Quảng cáo

“1.1.4 Người có hành vi buôn bán qua biên giới hoặc có hành vi buôn bán từ khu phi thuế quan vào trong nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật về luật hàng hóa hoặc tiền Việt Nam, kim khí quý, ngoại tệ hoặc đá quý trị giá từ 100.000.000 – dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp được quy định dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 -300.000.000 đồng hoặc sẽ bị áp dụng phạt tù 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính với  những  hành vi quy định tại Điều này hoặc một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn tái phạm;

b) Vật bị phạm pháp là những di vật hoặc cổ vật.

2. Phạm tội một trong các trường hợp dưới đây thì bị phạt tiền từ 300.000.000 – 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp có giá trị từ 300.000.000 – dưới 500.000.000 đồng;

d) Hành vi thu lợi bất chính từ 100.000.000 – dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp được xem là bảo vật của quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ và quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan hoặc tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000.000 – 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù 07 đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp giá trị từ 500.000.000 – dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Hành vi thu lợi bất chính từ 500.000.000 – dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Hành vi thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh hoặc thiên tai, dịch bệnh hoặc lợi dụng hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

4. Người phạm tội bên cạnh bị áp dụng các hình phạt trên còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 – 100.000.000 đồng hoặc sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc bị cấm hành nghề hoặc bị phân công làm công việc nhất định khác từ 01 đến 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Qua đó, có thể thấy rằng, khi hành vi vi phạm có đầy đủ các dấu hiệu để cấu thành tội buôn lậu là đảm bảo có hành vi buôn bán trái phép qua biên giới các mặt hàng nói trên của người phạm tội với hành vi vi phạm là vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới để trao đổi , vi phạm các quy định của pháp luật xuất – nhập khẩu hàng hóa qua biên giới  thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về Tội buôn lậu thì có thể sẽ phải chịu những hình phạt như là hình phạt tù,cao nhất có thể lên đến 20 năm và  kèm theo có thể bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng/ Bên cạnh đó, kèm theo bị cấm đảm nhiệm chức vụ hay bị phân công làm một công việc nhất định từ 01 đến 05 năm, cấm hành nghề hoặc sẽ bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây bài viết đã cung cấp đầy đủ và chi tiết cho bạn về thắc mắc hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ- hậu quả pháp lý, mức phạt. Nếu bạn cần tư vấn hay giải đáp thắc mắc, có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

4.7/5 - (3 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn