Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm? Sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường thì cần phải có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Vậy làm thế nào để được cấp giấy xác nhận công bố sản phẩm nhanh chóng, cùng theo dĩ bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
Cơ sở pháp lý
- Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;
Danh mục sản phẩm phải công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm dưới đây thì phải đăng ký bản công bố sản phẩm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm được dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
- Sản phẩm dinh dưỡng được dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
- Các loại phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, các loại phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không phải đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Giấy xác nhận phù hợp công bố an toàn thực phẩm có tác dụng gì?
Giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm là kết quả của một quá trình thẩm định chất lượng sản phẩm, thẩm định hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định thì các sản phẩm muốn đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường thì cần phải có giấy xác nhận công bố từ cơ quan có thẩm quyền, điều này nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Nếu các sản phẩm không tiến hành xin xác nhận và chưa được cấp giấy xác nhận công bố mà vẫn cố tình đưa sản phẩm ra ngoài thị trường để tiêu thụ thì có thể bị phạt.
Cụ thể thì giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm còn có những tác dụng đối với người tiêu dùng cũng như cá nhân, tổ chức được cấp:
Với người tiêu dùng
Một khi sản phẩm đã được cấp giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm có nghĩa là sản phẩm đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm định chặt chẽ, đảm bảo an toàn để sử dụng. Người tiêu dùng không phải suy nghĩ và lo lắng trong việc phân biệt các sản phẩm thực phẩm đạt chất lượng hay kém chất lượng. Như vậy người tiêu dùng có thể yêu tâm lựa chọn và sử dụng những sản phẩm đã được cấp giấy xác nhận công bố, không lo có các tác hại đến sức khỏe.
Giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm như một lời khẳng định sản phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm từ đó người tiêu dùng có thể an tâm sử dụng.
Với tổ chức, cá nhân được cấp giấy xác nhận an toàn thực phẩm
Khi sản phẩm của mình được cấp giấy xác nhận thì tổ chức hay cá nhân đó cũng nhận về rất nhiều lợi ích. Khi sản phẩm của cá nhân, tổ chức đó được cấp giấy xác nhận thì đương nhiên sẽ được lưu thông ngoài thị trường, đóng góp to lớn trong hoạt động kinh doanh. Có giấy xác nhận cũng giúp cá nhân, tổ chức có sản phẩm ddos thu hút được sự chú ý từ người tiêu dùng, thu được niềm tin của người tiêu dùng, tạo lợi thế đối với các sản phẩm cùng loại nhưng không được cấp giấy xác nhận.
Sản phẩm của cá nhân, tổ chức đó được tiếp cận rộng rãi đến người tiêu dùng từ đó khẳng định được uy tín, vị thế thương hiệu, kéo theo là doanh thu tốt hơn, thu về nhiều lợi nhuận hơn.
Làm thế nào để có được giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm?
Làm gì để đăng ký xác nhận công bố thực phẩm?
Để đăng ký giấy xác nhận công bố thực phẩm thì trước tiên cá nhân, tổ chức cần phải đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng được các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo các tiêu chí mà Bộ y tế quy định. Để chính xác nhất thì cá nhân, tổ chức nên mang sản phẩm của mình đi kiểm định tại các cơ sở kiểm định đạt tiêu chuẩn.
Sau khi sản phẩm của mình đã đáp ứng được các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo quy định, cá nhân/tổ chức chuẩn bị hồ sơ gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo dõi và chỉnh sửa hồ sơ nếu cần. Cá nhân, tổ chức khi nộp hồ sơ thì cần phải nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ và quyết định có cấp giấy xác nhận công bố thực phẩm hay không. Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo công khai tên, thông tin sản phẩm của cá nhân, tổ chức lên trang thông tin điện tử của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
* Hồ sơ đăng ký công bố công bố sản phẩm được nộp qua hệ thống dịch vụ công hoặc nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện. Các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ gồm:
- Bộ y tế: đối với các hồ sơ về thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, các phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng do Bộ trưởng Bộ Y tế quy dinh;
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định: đối với hồ sơ về thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm được dùng cho chế độ ăn đặc biệt, các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em đến 36 tháng tuổi;
- Bộ Y tế hoặc Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định trong trường hợp sản phẩm của cá nhân, tổ chức là loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của Bộ Y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định. Cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn nộp một trong hai cơ quan trên.
- Lưu ý, trường hợp cá nhân, tổ chức đó có từ hai cơ sở sản xuất trở lên và cùng sản xuất một sản phẩm thì cá nhân, tổ chức chỉ cần làm thủ tục xin xác nhận công bố tại một cơ quan dó UBND tỉnh chỉ định (trừ trường hợp xin ở Bộ Y tế). Và sau khi lựa chọn được nơi nộp hồ sơ đăng ký thì các lần tiếp theo muốn nộp hồ sơ mới cũng phải nộp tại nơi đã chọn để đăng ký trước đó.
* Thời hạn xử lý hồ sơ:
– Thời gian thẩm định hồ sơ và cấp giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm. Thời gian được tính kể từ lúc hồ sơ được nộp lên hệ thống dịch vụ công hoặc theo dấu của cơ quan tiếp nhận:
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm: thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm được dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em đến 36 tháng tuổi, các phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có danh mục do Bộ Y tế quy định.
Trong thời hạn 21 ngày làm việc, đối với hồ sơ về thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
- Thời gian xử lý hồ sơ sửa đổi, bổ sung:
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi thì cơ quan tiếp nhận tiến hành xử lý, thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời cho cá nhân, tổ chức.
Lưu ý: cá nhân, tổ chức nếu nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì phải hoàn thiện lại hồ sơ và nộp lại trong vong 90 ngày làm việc.
Giấy xác nhận công bố cho thực phẩm nhập khẩu
Để xin giấy xác nhận công bố cho thực phẩm nhập khẩu thì ngoài quy trình đã nêu ở trên, cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
- Bản công bố hợp quy chuẩn;
- Mẫu sản phẩm;
- Thông tin chi tiết về thực phẩm cần nhập khẩu và xin xác nhận;
- Kết quả kiểm nghiệm về an toàn chất lượng sản phẩm, kết quả này là kết quả trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ xác nhận công bố. Sản phẩm cần xin giấy xác nhận sẽ được kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm đã được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm tại nước sở tại, nơi có cơ sở sản xuất thực phẩm và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận;
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc HACCP;
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm và giám sát chất lượng sản phẩm theo định kỳ;
- Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận y tế của cơ quan nhà nước xuất khẩu sản phẩm, có nội dung đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng hoặc được tự do bán tại thị trường xuất khẩu;
- Nhãn mác của sản phẩm lưu hành tại nước sản xuất hoặc nhãn phụ lưu hành tại Việt Nam bằng tiếng Việt;
- Một số giấy tờ liên quan đến doanh nghiệp: Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận pháp nhân của cá nhân, tổ chức nhập khẩu sản phẩm đó; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
Giấy xác nhận công bố cho thực phẩm sản xuất trong nước
Hồ sơ xin giấy xác nhận công bố cho thực phẩm sản xuất trong nước bao gồm:
- Giấy tờ về doanh nghiệp: Giấy đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm;
- Mẫu sản phẩm cần công bố;
- Thông tin chi tiết về sản phẩm xin công bố;
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc HACCP;
- Kết quả kiểm nghiệm về an toàn chất lượng sản phẩm, kết quả này là kết quả trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ xác nhận công bố. Sản phẩm cần xin giấy xác nhận sẽ được kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm đã được công nhận;
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm và giám sát chất lượng sản phẩm theo định kỳ;
- Bản công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm (gọi tắt là bản công bố hợp quy). Bản công bố hợp quy là bản theo mẫu mà pháp luật quy định.
Dịch vụ xin giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Luật Hùng Sơn
Nếu quý khách hàng gặp khó khăn trong việc tự mình thực hiện các thủ tục liên quan đến xin giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm thì có thể liên hệ tới Luật Hùng Sơn. Đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng. Việc xin giấy công bố sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.
Mọi vấn đề liên quan đến giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm bạn đọc vui lòng liên hệ đến số hotline 1900 6518 để được tư vấn. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc.
- Thủ Tục Thành Lập Công Ty TNHH Theo Quy Định Năm 2023 - 24/03/2023
- Quy Trình Thành Lập Công Ty Cổ Phần Theo Quy Định Năm 2023 - 24/03/2023
- Dịch Vụ Luật Sư Ly Hôn Nhanh, Trọn Gói 2023 - 23/03/2023