Giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh thực chất là hai loại tờ hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên nhiều người lại nghĩ rằng hai loại giấy này là một. Vậy làm cách nào để phân biệt chúng? Luật Hùng Sơn sẽ chia sẻ với bạn trong bài viết dưới đây.
A/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, giấy chứng nhận đầu tư là giấy phép hoạt động cho các cá nhân, tổ chức đủ điều kiện do cơ quan có thẩm quyền ban hành, thường được gắn liền với các dự án đầu tư.
Giấy chứng nhận đầu tư thường được cấp cho các cá nhân/ tổ chức nước ngoài là chủ yếu. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản đây là giấy tờ chứng minh bạn có đủ điều kiện thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp nào cần xin cấp giấy chứng nhận đầu tư?
Theo Khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư, các tổ chức kinh tế đáp ứng đủ điều kiện và thực hiện đúng trường hợp sau sẽ được cấp giấy chứng nhận đầu tư:
- Dự án của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư 2014.
B/ Phân biệt giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh
Tuy tên gọi có phần giống nhau nhưng thực chất đây là hai loại giấy tờ hoàn toàn khác. Trong khi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp để ghi lại thông tin đăng ký của các nhà đầu tư về dự án đầu tư thì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho các doanh nghiệp.
>> Xem thêm : Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Một số tiêu chí so sánh khác
Cơ quan cấp giấy phép | Đối tượng được cấp | Nội dung | |
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư | Phòng đăng ký đầu tư tại Sở kế hoạch & Đầu tư hoặc Ban quản lý không công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu kinh tế. | Các nhà đầu tư/ tổ chức nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài. | Cần các giấy tờ như: mã số dự án đầu tư, tên-địa chỉ đầu tư, địa điểm thực hiện dự án, quy mô dự án, vốn đầu tư, thời gian hoạt động, tiến độ thực hiện dự án,…. |
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch & Đầu tư. | Doanh nghiệp đủ điều kiện đăng ký kinh doanh. | Cần doanh nghiệp cung cấp tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở công ty, giấy tờ tùy thân của chủ công ty và các thành viên/ cổ đông sáng lập. |
Ngoài những thông tin trên, khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng hình thức thành lập tổ chức kinh tế thì chỉ cần thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư theo đúng quy định tại Luật đầu tư 2005 là được.
Các căn cứ pháp lý khác dựa trên Luật doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Nghị định Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
Vấn đề tách giấy chứng nhận đầu tư
Cũng theo Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư cần thực hiện tách giấy chứng nhận. Thủ tục tách giấy chứng nhận này khá phức tạp, nhất là với những ai chưa nghiên cứu và Luật pháp và các thủ tục hành chính liên quan. Vì vậy bạn nên liên hệ với Luật Hùng Sơn để được chuyên viên Luật của chúng tôi tư vấn cũng như ủy quyền thực hiện.
Hồ sơ xin và thủ tục này gồm 3 giai đoạn chính:
- Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Thay đổi con dấu.
- Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Hùng Sơn về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0964509555 để được hỗ trợ nhanh nhất.